Vì sao gọi Thiên Chúa là cha?

tại sao gọi Thiên Chúa là cha

Giống như cha mẹ của mỗi người, là đấng sinh thành trực tiếp tạo ra sự sống cho chúng ta. Có cha mẹ, mới có hình hài của chúng ta. Thiên Chúa là đấng sáng tạo ra mọi sự từ khởi thủy. Có Thiên Chúa mới có sự sống của con người trên hành tinh này. Đó là lý do dễ thấy nhất vì sao gọi Thiên Chúa là cha. 

Tuy nhiên, cũng như cha mẹ luôn nuôi dưỡng con cái sau khi sinh ra đứa con. Thiên Chúa không đơn thuần chỉ tạo ra con người lúc sơ khai. Cho đến ngày nay, ngài vẫn nuôi dưỡng chúng ta bằng chính bản thể của ngài như một bậc sinh thành. Tuy nhiên, cách thức ngài nuôi dưỡng chúng ta mỗi ngày thì không phải ai cũng thấu hiểu và nhận ra được.

Nội dung chính

Thiên Chúa nuôi dưỡng con người hằng ngày như thế nào? 

Thiên Chúa không chỉ nuôi dưỡng con người bằng cách truyền cho chúa Giêsu tạo ra bí tích Thánh Thể. Để ta rước bánh thánh hằng ngày, hằng tuần thì được nuôi dưỡng và khiến phần linh hồn ngày thêm lớn mạnh.

Mà Thiên Chúa còn hằng ngày nuôi sống chính thân thể chúng ta. Chúng ta biết rằng, để cơ thể được tồn tại, phát triển và khỏe mạnh. Chúng ta đều cần những nguồn dưỡng chất thiết yếu như: thực phẩm, nước, không khí, nơi ở….

Chúng ta luôn nghĩ rằng, thực phẩm là thứ do con người tạo ra đơn thuần từ thành quả lao động chăm chỉ. Nhưng thực tế là, dù con người có lao động, sáng tạo và hiện đại đến mức nào. Nếu không được các điều kiện tự nhiên ủng hộ, vốn dĩ cây cỏ, động vật không thể tồn tại, phát triển để chu cấp thực phẩm cho chúng ta. 

Bằng sự vận hành vô cùng nhịp nhàng của dòng chảy tự nhiên trong bàn tay của Chúa. Mà hệ động thực vật có thể luôn phát triển. Không khí, nguồn nước luôn đổi mới để cung cấp cho con người nguồn dưỡng chất giúp con người tồn tại.

Điều đó quan trọng với sự sống đến mức, chỉ cần một yếu tố trong mạng lưới vận hành của tự nhiên bị mất đi. Nguồn cung cấp dưỡng chất cho sự sống con người có thể bị đe dọa. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống còn của chúng ta.

Sự phối hợp của tất cả cấu phần trong tự nhiên nhịp nhàng và ổn định đến mức chúng ta xem đó là điều đương nhiên và có phần bình thường.

Thiên Chúa là cha của nhân loại
Thiên Chúa tạo ra sự vận hành kỳ công cho nhân loại

Tuy nhiên, đó là sự vận hành vô cùng kỳ công, phúc tạp của tạo hóa. Tài nguyên trên Trái Đất chỉ có giới hạn. Nhưng tất cả cấu phần đều luân chuyển nhịp nhàng theo những quy luật âm thầm, giúp sự sống trải qua hàng triệu năm lịch sử một cách diệu kỳ.

Mọi tạo tác và quy luật vận hành của tự nhiên chính là kỳ công sáng tạo của tạo hóa. Và ta gọi ngài là Thiên Chúa.

Đó là lý do vì sao ta gọi Thiên Chúa là cha. Đấng đã cưu mang, nuôi dưỡng mỗi thân thể của chúng ta. Bằng cách chu cấp mọi nguồn dưỡng chất cho sự sống của chúng ta. Thông qua việc tạo ra vạn vật rất tươi đẹp, giàu có. Và đặt vào đó sự vận hành nhịp nhàng, đáng kinh ngạc.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết rằng dòng chảy tự nhiên là một mạng lưới cung và cầu liên tục. Trong mối tương tác hỗ trợ lẫn nhau. Vạn vật phát triển cho ta nguồn sống. Chúng ta cũng cần làm việc và trả lại cho các nhân tố ấy nguồn cung cấp để chúng có thể tiếp tục hoạt động, sinh sôi. Duy trì mạng lưới vận hành ấy đúng như sáng tạo hoàn hảo của Thiên Chúa.

Trần thế không chỉ tạo ra cho mỗi con người. Thế nên, sự khôn ngoan là biết sống dung hòa, sẻ chia, hỗ trợ lẫn nhau, tôn trọng mọi sinh linh dù là cỏ cây, động vật hay vật vô tri giác.

Lý do thứ hai vì sao gọi Thiên Chúa là cha

Chúng ta luôn nghĩ rằng Thiên Chúa là một vị thần đang ở trên Thiên đường và điều khiển sự vận hành của vạn vật dưới trần thế. Như một vị vua thời phong kiến đang điều hành một vương quốc.

Nhưng chúng ta vẫn luôn mơ hồ về sự tồn tại ấy của ngài. Chúng ta tin chúa Giêsu là hiện thân của Chúa. Nhưng dường như Chúa vẫn là một thế lực đứng sau Giêsu. Và hiện diện đâu đó tách rời với chúng ta ở không gian trên các tầng mây.

Và hơn thế, chúa Giêsu còn tuyên bố rằng Thiên Chúa nằm trong mỗi chúng sinh.

Việc này thật ra không phải là Thiên Chúa có khả năng phân thân để đến bên mỗi chúng ta. Chúng ta biết Thiên Chúa sáng tạo ra sự sống. Nhưng ngài cũng chính là mọi sự. Thiên Chúa là khởi đầu và cũng là kết thúc Alpha và Omega.

Vậy thì, thật ra Thiên Chúa không phải là một vị thần tách rời nào cả. Thiên Chúa tạo ra mọi sự trong chính thân thể ngài. Tổng thể cả vũ trụ chính là Thiên Chúa.

Sức mạnh sáng tạo đơn thuần là một ý thức cao cấp bên trong vũ trụ là thân thể ấy.

Vì chính là cấu phần của Chúa, con người chưa bao giờ có thể thấy chính xác dung mạo hay dáng hình của ngài. Một tế bào đâu thể thấy được toàn cơ thể.

Một con cá không thể thấy được dáng hình của cả đại dương. Nhưng nó nằm trong đại dương. Và là một phần của đại dương.

Rất nhiều người trong chúng ta không chấp nhận được chuyện này. Là bởi vì bạn giống như một chú cá, ở trong đại dương mà không hề ý thức được sự thật rằng mình thuộc đại dương ấy. Thậm chí, không hề biết về sự tồn tại của nước chỉ khi bị lôi ra khỏi mặt nước ấy.

Chúng ta ở trong chính Thiên Chúa mà không ý thức được sự thật đó.

via GIPHY

Vì lẽ đó, Thiên Chúa mới có thể hiện diện ở mọi nơi. 

Đó là lý do, sự sống của ta được tạo ra từ chính sự sống của Chúa.

Vì mỗi chúng ta đều là một phần của Chúa. Là hiện thân của ngài. Thế nên việc ta đối xử với mỗi người xung quanh thế nào chính là ta đang đối xử với Chúa như vậy. 

Thân thể, linh hồn ta nằm trong Thiên Chúa như thai nhi nằm trong đấng sinh thành. Đó là lý do vì sao gọi Thiên Chúa là cha.

Mỗi con người giống như một tế bào bên trong một cơ thể là Thiên Chúa. Khoa học nhận ra rằng, mỗi tế bào thực sự giống như bản sao chép của một cơ thể. Chức năng nào có trong cơ thể cũng có trong tế bào. Mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một cơ thế toàn vẹn. Thế nên ta mới nói Thiên Chúa tạo ra chúng ta theo hình ảnh của ngài. Ta là bản sao của Chúa.

Tại sao ý nghĩa này không được phổ biến

Chúng ta ngầm hiểu trong niềm tin rằng, Chúa là một vị thần tách rời. Điều này là do nhận thức của chúng ta vô cùng thụ động trong quá tình tiếp thu thông tin bên ngoài. Những lý giải kinh thánh ban đầu cũng chỉ là quan điểm chủ quan. Nhưng nó được lan rộng và phổ biến cho con người. Chúng trở thành niềm tin trong con người. Mạnh mẽ và trở thành thói quen đến nỗi chúng ta xem những lý giải này là chân lý. Là điều đúng đắn nhất.

Đa phần niềm tin mà chúng ta đang sùng bái đã biến Chúa thành một vị thần quá khó hiểu, quá xa vời và mâu thuẫn. Việc nghĩ Chúa là vị vua tách biệt xa xôi thực sự đã dẫn dắt cho người có niềm tin về một Thiên Chúa nào khác trong trí tưởng tượng. Chứ không hướng con người thực sự đến được với Thiên Chúa đích thực. 

Niềm tin truyền thống khiến Chúa thành một vị thần lúc thì yêu thương, tha thứ, hòa bình. Khi lại giận dữ, trừng phạt, báo thù, tranh đấu. Khi thì đủ đầy lúc lại thiếu thốn tình yêu thương, bất an trước niềm tin con người. Có khi ngài siêu việt, cao cả với quyền năng vô hạn, lúc lại chỉ giới hạn trong những cách thức cai trị hạn hẹp. 

Niềm tin bị đóng khung và quá giới hạn là lý do chúng ta không thể cảm nhận được Chúa. Thấy Chúa là người cha rất mơ hồ và xa cách. Mặc cho chúa Giêsu nói ngài hiện diện nơi mọi chúng sinh.

Vì lẽ đó, con người ngày càng đến với tôn giáo chỉ để thực hiện các lễ nghi một cách hình thức. Với cái tâm đơn thuần để được an tâm hơn trước một vị thần luôn phán xét. Chính là Chúa trong hình dung của họ. Đắm chìm vào sự mê muội hơn là đến để học hỏi sự thật về Thiên Chúa. Nhận biết sự hiện diện của ngài. Thấu hiểu được sự nhiệm màu trong những kỳ công sáng tạo của Chúa ngay tại đời sống thực tiễn.

Ngài là người cha nhân từ, đang bao bọc chúng ta bởi tình yêu vô bờ bến. Thế nên việc bạn nghĩ Chúa là xa cách, xa xôi, không với tới là điều chưa đúng đắn. Chính là ta đang chối bỏ sự yêu thương của Chúa.

Nếu bạn có thể mở lòng để chấp nhận ta đang ở bên trong chính bản thể Chúa. Bạn sẽ hiểu rằng, Thiên Chúa chưa bao giờ xa cách chúng ta. Chỉ có tâm trí chúng ta là đang nghĩ ngài xa cách, không thể với tới mà thôi. 

lý do ta gọi Thiên Chúa là cha
Chúng ta luôn ở trong người cha là Thiên Chúa

Việc hiểu được Chúa là tất cả chúng sinh và vạn vật. Bạn sẽ nhìn thấy hiện thân của Chúa bên trong mỗi người xung quanh mình. Khởi phát tình yêu thương, bao dung, tử tế với họ một cách chân thành.

Biết rằng bản thân mình là bản sao của Chúa. Chúa ở trong chính mình. Ngài là tình yêu, trí tuệ, ánh sáng, nhân từ. Chúng ta có thể ý thức lựa chọn lối sống xứng đáng với bản tính được kế thừa ấy từ Chúa. Đó mới là trở về với nhà Chúa. Là trở về nguồn cội.

Mục đích Chúa tạo ra sự sống cho mỗi chúng ta không phải để thách thức ta trải qua những đánh đố của Chúa. Rồi phân loại đứa con mình có xứng đáng được hưởng sung sướng trên thiên đàng không. Hay cần đày đọa mãi mãi nơi địa ngục để trừng phạt.

Mục đích ngài tạo ra con người thực sự là để qua cuộc sống nơi trần thế này được phát triển, trưởng thành cả về trí tuệ lẫn linh hồn. Biết phát huy cái bản tính tốt đẹp được kế thừa từ Chúa. Ngày thêm khôn ngoan, hiểu biết, thấu suốt vạn vật, thấu hiểu mọi sự. Biết trở về giống cha mình là Chúa: cao cả, trí tuệ, siêu việt, yêu thương, nhân từ. Đó mới là mục đích mà mỗi chúng ta cần theo đuổi. 

Sự u mê chạy theo những niềm tin thiếu sáng suốt một cách hình thức. Chẳng hề có được sự trưởng thành trong trí tuệ và tâm hồn chính mình. Đó là điều thiếu thực tế. Có nghĩa lý gì khi tạo ra những đứa con chỉ ngày càng yếu hèn, non nớt, luôn phải phụ thuộc vào người cha? Họ có thực sự xứng đáng với nước trời?

Hy vọng bạn có thể bước ra khỏi lối mòn niềm tin cũ. Những niềm tin của số đông không phải lúc nào cũng hoàn toàn là đúng nhất. 

Với trí tuệ được thừa hưởng từ người cha mình, bạn hoàn toàn có thể trở lại sáng suốt để thực sự nhìn nhận được toàn diện vấn đề. Kết nối với Chúa là kết nối của chính mỗi người với Chúa. Không cần thông qua hình thức trung gian nào. Vì chẳng phải ngài là cha thân thương, gần gũi của chúng ta hay sao? 

Đó là lý do vì sao gọi Thiên Chúa là cha. Chúc bạn sáng suốt và có trí tuệ rộng mở.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *