Tu tập là gì? Tu tập sao cho đúng đắn và thực tế

tu tập là gì, có cần không

Ta thường nghĩ tu tập là một hoạt động mang tính tôn giáo. Phải vào các chùa chiền, hội dòng. Hay lên núi cao, vào rừng sâu. Hằng ngày tụng kinh, niệm phật hay cầu nguyện. Chuyên tâm thiền định, đọc sách tu hành. Là việc chỉ dành cho những người muốn thoát ly khỏi hiện thực. Bước vào con đường tâm linh để trở nên thần thông. Đại diện cho thế giới tâm linh kết nối với con người. Thành phật, thành thánh thần. Giải thoát khỏi trần tục, để được tới niết bàn hay thiên đường. Tuy nhiên, đây là quan điểm vô cùng hạn hẹp. Do ta chưa hiểu rõ thực sự tu tập là gì? và tu tập để làm gì một cách đúng đắn.

Khiến con người bị kẹt vào ý niệm về sự cao siêu của tu hành. Vì thế không có sự áp dụng vào đời sống hằng ngày. Môi trường cần thiết nhất cho sự tu tập.

Nội dung chính

Tu tập là gì? và tu tập để làm gì?

Con người thường dành quá nhiều sự chú ý cho những thứ bên ngoài. Dần già, mọi cảm xúc và hành vi trở nên phụ thuộc vào bên ngoài. Tu tập chính là những phương pháp để mỗi người quay về dành sự chú ý vào tâm trí, cảm xúc, hành vi, cơ thể chính mình. Để hiểu biết về những đặc tính của bản thân. Nơi gốc rễ khởi phát mọi cảm xúc vui buồn. Điều hướng hành vi tạo ra mọi tình huống cuộc sống. Và tạo ra hình hài của thế giới.

Tất cả những thứ chúng ta nhìn thấy đã từng chỉ là ý niệm của một ai đó. Không có gì hiện hữu nơi thế giới mà chưa từng hiện hữu trước hết dưới dạng tư tưởng. Thế nên, muốn thay đổi thế giới bên ngoài, thứ chúng ta cần điều chỉnh chính là tâm trí ở bên trong. Đó chính là sự tu tập là gì.

Mỗi khi thế giới bên ngoài đưa đến cho ta một tình huống. Khiến ta khổ sở, thất vọng, đau thương. Ta lại cố gắng thay đổi thế giới bên ngoài ấy, để hy vọng tình huống sẽ khác đi. Ta đã đi ngược với chu trình. Sự tu tập sẽ giúp ta trở về đúng với tiến trình. Giải quyết được cái gốc rễ của mọi vấn đề, chính là tâm trí con người.

Các phương pháp tu hành có vẻ phức tạp và khó khăn: thiền định, tụng kinh, cầu nguyện, ép xác, ăn chay hay giữ giới,…. Thì thật ra mục đích cốt lõi của sự tu tập thực sự rất đơn giản. Là nhằm chuyển hóa thân tâm mỗi người. Hiểu về chính mình. Thấy được những vấn đề của chính bản thân để sửa đổi. Thông hiểu bản chất vận hành của vạn vật. Biết nhìn nhận mọi sự việc bởi góc nhìn rộng mở hơn. Từ đó, có được trí tuệ, thông suốt và nội lực mạnh mẽ. Tâm thái đầy bình an, thanh thản, hóa giải mọi ưu phiền. Có những lựa chọn khôn ngoan, chủ động.

Và sống một cuộc đời ở hiện thực cách trọn vẹn và an lạc. Đó chính là mục đích cuối cùng của mọi con đường tu tập đúng đắn. Mỗi phương pháp chỉ là một công cụ được khuyến khích để con người có được sự chuyển hóa nhanh chóng hơn.

tu tập nghĩa là gì
Tu tập là quá trình nhận biết và chuyển hóa tâm trí

Những viễn cảnh về thần thông, thiên đường hay niết bàn. Chỉ là những khái niệm được đưa đến nhằm tạo động lực mạnh mẽ hơn để thu hút con người đến với sự tu tập.

Và khi đã có sự tu tập đúng đắn. Người đó sẽ thấy rằng Thiên Đường hay Niết Bàn thực chất chính là sự sống này. Chỉ có tâm trí của con người tự phóng đại những nỗi khổ sở. Tự dẫn dắt tâm trí nhau xây dựng nên lối sống đầy vất vả, áp lực, đấu tranh, khổ đau. Nên dần không thể nhận ra. Và luôn ảo tưởng về những viễn cảnh thiên đường chỉ có ở tương lai.

Thần thông không phải công năng siêu thực chỉ có ở một số người. Nhưng là những khả năng sẵn có của sinh mệnh. Bị chai sạn bởi giới hạn tâm trí trong lối sống. Và sự sợ hãi.

Và thần linh mà chúng ta tôn thờ thông qua sự tu tập trong tôn giáo vốn không trực tiếp ban cho ta phước lành nào như một phép màu. Mà tất cả mọi biến đổi có được nhờ sự tu hành chính là từ sự thay đổi tâm trí ta. Tâm trí dẫn lối cho hành động. Hành động tạo ra hình hài thế giới bên ngoài từ cốt lõi ấy. Các ngài chỉ đang hướng dẫn ta cách thức để kiểm soát và làm chủ được tiến trình ấy mà thôi. Rồi hiểu được đích xác tu tập là gì?

Tu tập dành cho những ai?

Vì tu tập đơn giản là sự nhận biết tâm trí và hành vi bản thân. Hiểu mình, hiểu người. Giúp ta nhìn nhận cuộc sống một cách trí tuệ và tốt đẹp hơn. Hướng đến phát triển nội lực, sự độc lập và thiện lành. Nên tu hành vốn dĩ phải là việc cần làm chính nơi cuộc sống thường nhật của tất cả con người. Nơi chứa đầy lầm than và những hình thái tâm lý tiêu cực.

Tu hành là con đường mà các bậc hiền nhân vĩ đại luôn mời gọi tất cả con người theo đuổi.

Hầu hết mọi người trong thế giới hiện nay đều coi cuộc sống là bể khổ. Cuộc sống với sự sinh tồn là chuỗi những tháng ngày đầy vất vả, đấu tranh, chịu đựng. Và những mối quan hệ đến với cuộc đời dần trở thành những gánh nặng.

Chúng ta đánh giá sự tốt xấu, tích cực hay tiêu cực của sự việc một cách bản năng. Trong những giới hạn, góc nhìn hạn hẹp. Dường như chỉ là sự sao chép những tiêu chuẩn của số đông con người. Mà đang tạo ra một thế giới có vẻ đầy lầm than này.

Có người ăn cơm rau đạm bạc, lại cảm giác có sự mặc cảm. Thấy bản thân bất lực và thua kém người khác. Có người lại có thể vui vẻ tận hưởng bữa cơm đơn giản ấy bằng cả sự biết ơn với đất trời. Vẫn vui vẻ, lạc quan sống đời đơn giản.

Vậy thì, sự khổ sở vốn dĩ không phải do tình huống bên ngoài. Mà nó chỉ là do chính tâm trí ta đã tạo ra những tiêu chuẩn để đánh giá và dán nhãn cho nó mà thôi. Tâm trí ta thế nào, sẽ thấy thế giới là như vậy. Bên ngoài có thể mang đến cho ta tình huống. Nhưng chính ta sẽ quyết định chúng có ý nghĩa gì. Khổ sở hay vui sướng cũng vì thế mà do ta tự lựa chọn khởi phát ra.

via GIPHY

Tâm trí con người ngày càng bị kéo theo những dục vọng không có điểm dừng. Cả về vật chất lẫn tình cảm, danh vọng. Tự tạo ra hoàn cảnh sống trật chội, khan hiếm, phụ thuộc, đấu tranh, giành giật lẫn nhau. Và dính mắc rất nặng nề trong cuộc sống khó khăn ấy.

Con người tự phát triển xu hướng khuyến khích những tham vọng. Phải chiếm hữu thật nhiều, kể cả những thứ không thực sự cần thiết. Mà chỉ phục vụ cho cái ước muốn được hơn thua nhau. Thứ chúng ta muốn thì rất nhiều. Nhưng thực sự thứ chúng ta cần đủ để sống yên vui lại rất đơn giản.

Những ham muốn không được thỏa mãn chính là nguồn gốc của mọi khổ sở. Càng muốn nhiều, thì càng rơi vào bất an, lo sợ, vất vả, lầm than.

Tâm trí của đa số con người đều dường như rập khuôn lẫn nhau. Bị dẫn dắt bởi niềm tin và những ảo tưởng của đám đông. Điều đó xảy ra vì chúng ta đã không làm chủ được tâm trí mình. Bị kiểm soát bởi những tiêu chuẩn của người khác. Vô thức chạy theo những lối sống dẫn tới khổ đau.

Vì thế, việc quay về chính mình thông qua tu tập là điều vô cùng cần thiết cho tất con người. Nhằm giúp tâm trí chúng ta được trở nên sáng suốt. Thấu suốt được bản chất mọi sự việc. Phân biệt được điều gì là cần thiết và điều gì chỉ là sự theo đuổi vô nghĩa. Chỉ khiến ta ngày càng mệt mỏi, khổ sở. Thân tâm có được nội lực mạnh mẽ để không bị chi phối quá nhiều bởi những tiêu chuẩn đám đông.

via GIPHY

Hiểu được tâm trí mình để không tự phóng đại những cảm xúc tiêu cực. Đánh giá mọi sự cách toàn diện để có được cái nhìn tích cực hơn. Đúc rút cho mình kinh nghiệm thay vì cứ lặp lại những tình huống không mong muốn.

Đó là lý do tại sao tu tập thực sự sẽ giúp ta thoát khỏi khổ đau. Ta sẽ bắt đầu thấy được vẻ đẹp cuộc sống từ những thứ đơn giản. Biết được hạnh phúc và mục đích sống không phải ở tương lai. Nhưng những điều đó đang hiện diện ở nơi hiện tại. Chỉ vì chúng bị che khuất bởi những ảo tưởng của tâm trí đầy tiêu cực và giới hạn mà thôi.

Có sự sáng suốt để phát huy năng lực thực sự của bản thân. Chứ không cố gắng chạy đua theo những xu hướng làm kìm hãm khả năng thực sự của mình.

Tu tập vì thế không phải để được giải thoát đến cõi niết bàn hay thiên đường. Mà chính là tự đưa tâm trí mình thoát ra khỏi những giới hạn gây ra khổ sở. Tự lúc đó, ta chuyển mình sang trạng thái sống tự do, an lạc như niết bàn hay thiên đường. Đó là giá trị thực tế của tu tập là gì.

Tu tập bằng cách nào?

Những bậc thầy trong lịch sử nhân loại đã sáng tạo ra rất nhiều phương pháp tu tập khác nhau: như thiền định, tụng kinh, cầu nguyện, ăn chay,…… Các phương pháp tu hành của các vị Phật, chúa Giêsu hay trong Lão giáo,.. có vẻ rất khác nhau. Là do các ngài nắm bắt tâm lý con người ở mỗi hoàn cảnh khác nhau. Từ đó tạo ra những phương tiện khác biệt để con người có thể tu học cho phù hợp với bản thân.

tu tập như thế nào

Không có phương pháp nào là hay hơn, tốt hơn hay bắt buộc phải đi theo. Mà chỉ có phương pháp phù hợp với mỗi người mà thôi.

Cũng không nhất thiết phải tu tập theo một phương pháp cụ thể nào. Vì mỗi phương pháp đơn giản là một công cụ hỗ trợ, để ta tách khỏi việc bị lôi kéo bởi cuộc sống hối hả. Để quay về thấy được cái tâm lý đầy yếu đuối, giới hạn và rập khuôn bên trong của chính mình. Đó chính là cái cốt lõi mà mọi sự tu tập đi tới.

Chúng ta thường ít khi nào kiểm soát được tâm trí chính mình. Bởi 95-98% suy nghĩ hằng ngày đều là các ý nghĩ đến từ vô thức. Dẫn dắt chúng ta hành động một cách bản năng. Giống với tư duy và hành vi, niềm tin của những người bên ngoài .

Ngay khi có một người hạ nhục ta, ta sẽ phản công. Kích động và cố gắng hạ nhục lại họ bằng sự chửi bới, tranh cãi. Hay thậm chí là bạo lực. Diễn biến tâm lý và hành vi của ta xảy ra trước cả khi ta ý thức được phản ứng của mình.

Thực sự, ngay trong cơn giận dữ. Nếu bạn nhận ra chính mình đang giận dữ. Thì cảm xúc tiêu cực ấy lập tức được giảm bớt. Đó là sức mạnh của sự nhận biết với tâm trí. Và điều diệu kỳ là, từ sự nhận biết đơn thuần đó. Ta dần có thể thông hiểu được sự vận hành bên trong tâm trí, cơ thể mình. Rồi thấy được sự tương đồng với thế giới bên ngoài. Dần thấu suốt được bản chất vạn vật. Có được trí tuệ và sự sáng suốt. Kiểm soát được chính mình. Và lựa chọn hành vi thực hiện. Từ đó tạo ra hình hài thế giới bên ngoài cách chủ động. Đó là bản chất con đường của tu tập là gì.

Mỗi người tùy theo cơ duyên và hoàn cảnh bản thân có thể lựa chọn một phương pháp tu tập phù hợp. Chỉ cần lưu ý rằng, cách thức đó phải hướng đến sự nhận biết và chuyển hóa cốt lõi trong chính thân tâm mình. Không đắm nhiễm vào những điều ma mị, huyền hoặc. Và hình thức thờ cúng dị đoan. 

Mọi sự thờ cúng đơn thuần là sự biết ơn của ta với những vị thầy đã giúp vạch ra những con đường. Không phải để được các ngài ban cho thần thông, trí tuệ, tiền bạc, sự bình an, thuận lợi hay tình yêu viên mãn. Các ngài đều chỉ hướng dẫn chúng ta tự thay đổi tâm trí để có được những thứ đó.

Tu tập cũng không nhất thiết phải về chốn núi cao, rừng sâu. Vào chùa chiềng, đền đài. Chính những tình huống cuộc sống chân thực hằng ngày là cách thức tuyệt vời nhất để ta thấy được vấn đề của chính mình một cách thực tiễn.

Đôi lúc việc kìm nén những ham muốn của bản thân bởi chế độ tu học khắc nghiệt của tôn giáo chỉ đơn giản là tạm thời che khuất tầm ý thức của ta với những ham muốn. Họ không có nhiều cơ hội để thấy được bản chất chính mình trong những tình huống chân thực của đời sống. Để thực sự được chuyển hóa. Có thể họ vẫn chưa sửa đổi được gì nhiều ngoài những ảo tưởng về cái tôi cao hơn của bản thân.

Chính lúc ta nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp, làm việc với khách hàng. Làm việc với cấp trên, với đồng nghiệp, sống với những người thân, bạn bè… Là lúc ta thấy được chính mình rõ nhất và chân thực nhất. Để hiểu về mình và có đường hướng sửa đổi cho phù hợp.

Môi trường sống trần thực chính là nơi lý tưởng nhất để con người thực sự tu sửa được tâm trí và nhận thức của bản thân.

via GIPHY

Hãy dành sự chú ý vào tâm trí và những hành vi bản năng của chính mình trong những tình huống hằng ngày. Chỉ cần nhận biết được chính mình, ý thức được những việc đang xảy ra. Sẽ giúp chúng ta dần chuyển từ phản ứng vô thức hay bản năng. Sang trạng thái sáng tạo và lựa chọn hành vi để thực hiện. Có được trí tuệ và sự kiểm soát với chính mình. Tạo ra một đời sống tự chủ, bình an hơn. Khôn ngoan thuận theo quy luật tự nhiên để được sự bao bọc của cả đất trời.

Hy vọng những lý giải trên đã giúp bạn hiểu rõ tu tập là gì?

Vạn sự tại tâm. Cảm ơn bạn nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *