Thức tỉnh tâm linh đúng nghĩa là gì?

tỉnh thức tâm linh

Sự thức tỉnh tâm linh không phải là trở nên kì dị, lao vào những sự mê tín. Lẩn tránh con người và tách rời với thường nhật. Nhưng thức tỉnh là khả năng nhìn ra sự hoạt động của tâm trí. Biết quan sát và chiêm nghiệm chính mình và mọi người. Từ đó thấu suốt được bản chất mọi sự việc trong cuộc sống một cách có ý thức. Và lựa chọn sống theo cách khôn ngoan, dung hòa với tự nhiên. Cụ thể như sau:

Nội dung chính

Thức tỉnh là nhận ra sự vận hành của vô thức – bản ngã

thức tỉnh tâm linh
Ảnh ST

Đúng với cách ta gọi việc này là thức tỉnh. Giống như sự tỉnh giấc của con người sau một cơn mộng mị, trong một giấc ngủ mà ta hoàn toàn thụ động. Mọi vui buồn, đau khổ, sự việc trong giấc mơ không được ý chí tự chủ của ta định đoạt và kiểm soát. Thì sự thức tỉnh tâm linh cũng tương tự như vậy. Đó là trạng thái con người trở nên tỉnh giấc, sáng suốt. Và nhận ra những điều bản thân đã trải qua trong cuộc sống thực sự không phải do ý thức tự chủ của mình định đoạt và kiểm soát.

Bạn sẽ nhận ra rằng đa phần những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và sự đánh giá của ta với mọi sự đều bị điều khiển phần lớn bởi vô thức. Vì có đến 95-98% suy nghĩ hằng ngày của ta đến từ vô thức. Và nó dẫn dắt ta bộc lộ ra hầu hết những cảm xúc, hành vi mỗi ngày.

Vô thức hình thành từ sự bắt chước của con người khi còn sơ sinh, khi ý thức tự chủ chưa phát triển. Tạo thành một dữ liệu khổng lồ. Và hoạt động mạnh mẽ trong tâm trí ta.

Việc thức tỉnh giúp ta nhận ra rằng ngay khi một sự việc bên ngoài xảy đến. Vô thức sẽ đối chiếu với sự việc tương tự đã thu thập được. Và điều khiển ta bộc lộ ra cảm xúc, hành vi, sự đánh giá có xu hướng giống với kinh nghiệm trước đó. Tạo thành thói quen, bản năng, tính cách. Và niềm tin của con người.

Ngay khi thấy một người giàu lên nhanh chóng. Ta sẽ nghĩ ngay rằng, họ kiếm tiền cách bất chính. Và cảm thấy không tốt với việc đó. Diễn biến tâm lý của ta đều do kinh nghiệm trước đó từ vô thức biểu hiện ra ngoài. Từ cách ta bắt chước sự đánh giá của người khác, rồi lặp lại nó. Kinh nghiệm vô thức khi tạo thành niềm tin sẽ đóng khung hiểu biết con người vào những giới hạn. Khiến con người trở nên cố chấp và tự mãn.

Người đạo Chúa sẽ luôn cho đạo mình là tốt đẹp, đúng đắn nhất. Và chỉ thấy được mặt tiêu cực của đạo Phật. Hay ngược lại.

Thức tỉnh tâm linh là thấy được chính sự vận hành ấy của tâm trí. Việc này sẽ giúp người thức tỉnh dần lấy lại sự kiểm soát. Thay vì bị điều khiển bởi vô thức. Sẽ nắm bắt và sử dụng vô thức. Phá vỡ những niềm tin và mở rộng hiểu biết.

Thức tỉnh là hiểu đặc tính của vạn vật đều quyết định bởi tâm trí mỗi người

Việc thấy được sự vận hành của vô thức. Người thức tỉnh sẽ hiểu rằng, việc chúng ta xem một sự vật hay vấn đề bên ngoài là tốt hay xấu. Là hạnh phúc hay đau khổ. Là có ích hay vô ích…. đều do giới hạn tạo ra từ niềm tin trong sự kinh nghiệm của ta.

Trong niềm tin của người châu Á, phụ nữ da trắng là đẹp. Niềm tin của người châu Âu lại cho da ngăm mới là đẹp.

Khi chúng ta trồng hoa, chúng ta cho rằng cỏ là xấu vì hút hết chất dinh dưỡng của cây hoa. Nhưng khi chúng ta nuôi gia súc, chúng ta lại thấy cỏ là tốt vì cung cấp thức ăn được cho gia súc. Vậy thì, cỏ vốn nó không tốt cũng không xấu. Nó có ích hay không có ích là phụ thuộc vào sự đánh giá của ta khi so sánh với sự liên quan của nó với bên ngoài. Thế thì đặc điểm của cỏ vốn dĩ đều chỉ do tâm ta quyết định.

Và ở mức độ nào đó, suy nghĩ của chúng ta chính là thứ có thể quyết định đặc tính của thế giới này. Khi tâm trí ta thế nào, ta sẽ thấy sự vật bên ngoài là như vậy. Khi ta mặc cảm, ta sẽ chỉ thấy những lúc người ngoài xem thường mình. Khi ta tự tin, ta sẽ cảm nhận được sự yêu mến, tôn trọng của người khác nhiều hơn.

Việc thức tỉnh tâm linh là khi người ta thấy rằng, bất kể khi nào ta đánh giá một sự việc. Gán ghép đặc tính cho vạn vật. Đều do giới hạn nhận thức của mỗi người. Và do góc nhìn chủ quan của ta. Góc nhìn càng rộng mở, ta sẽ lại càng thấu suốt được toàn diện vấn đề.

biểu hiện của tỉnh thức - 2

Một người xem sự mất việc là điều bất hạnh, nỗi đau cuộc sống. Nhưng người có thể nhìn rộng ra, lại thấy đó là cách để họ tìm được công việc phù hợp hơn với năng lực. Hay có được cơ hội lớn hơn trong cuộc đời.

Người thì nói hạnh phúc là có nhiều tài sản cho mình. Người nói hạnh phúc là giúp được người khác. Người nói hạnh phúc là ngao du khắp thế giới. Người nói hạnh phúc là sống yên ổn nơi thôn quê.

Sự sáng suốt phải là thấy được toàn diện vấn đề. Biết rằng trạng thái tâm trí sẽ phản ánh lên đặc tính vạn vật bên ngoài. Thay vì đánh giá sự vật đó một cách chủ quan. Ta sẽ quan sát được mối liên hệ của nó là có ích hay vô ích với sự vật khác liên quan tới nó. Tôn trọng sự vận hành tự nhiên ấy.

Thực tại bên ngoài có thể đưa đến hiện tượng. Nhưng chính bản thân ta quyết định ý nghĩa của sự việc ấy là gì với mình. Mọi cảm giác đau buồn, thất vọng, tủi hờn hay hạnh phúc, mãn nguyện, vui vẻ của ta đều do chính tâm trí chúng ta tự sản sinh khi đánh giá sự việc xảy đến với mình.

Sự thức tỉnh cũng là khi ta biết rằng, giác quan của con người đều có những giới hạn. Thế giới quan, màu sắc, hình thù của vạn vật dưới góc nhìn của sinh vật khác thậm chí khác biệt với con người. Vì lẽ đó, sáng suốt là khi ta chấp nhận sự đánh giá khác nhau của mỗi góc nhìn. Không cố gắng áp đặt suy nghĩ của mình lên cá nhân khác. Tôn trọng và thấu hiểu bản chất góc nhìn của mỗi người.

Thức tỉnh tâm linh là thấu suốt bản chất tiền bạc, sự chạy đua vật chất

Vì hiểu cơ chế hoạt động của vô thức. Người thức tỉnh hiểu rằng khi thế giới bên ngoài thay đổi. Tâm trí con người cũng sẽ đổi thay. Có thể định hướng tâm trí con người bằng cách liên tục lặp lại những thông tin. Và tạo ra điều kiện bên ngoài đồng nhất để con người tự động tiếp nhận dữ liệu ấy vào vô thức. Và tạo thành niềm tin mới. Niềm tin sẽ dẫn dắt tạo ra hành vi. Và xây dựng lên hình hài của cả thế giới.

Việc con người chạy đua và có lối sống luôn căng thẳng, lo âu, không ngưng nghỉ. Chỉ vì con người bị dẫn dắt để tin vào việc bản thân có nhu cầu chi tiêu ngày càng cao hơn. Là cách thức những người làm kinh tế luôn hướng tới nhằm tạo ra lợi nhuận cho họ. Con người bị đẩy vào hoàn cảnh sống bắt buộc phải liên tục tiêu xài. Vì thế phải không ngừng lao động để đáp ứng. Được truyền thông, giáo dục thúc đẩy để luôn cảm thấy thiếu thốn, bất toàn. Phải có tham vọng không điểm dừng. Và tin vào sự viên mãn, giải thoát, tự do là thứ chỉ có ở tương lai. Sau quá trình cực khổ, phấn đấu, tranh giành.

Con người tưởng chừng mình đang lao động chăm chỉ, cống hiến để tạo ra giá trị cho chính họ. Vì mục đích phát triển cao cả. Nhưng rồi cũng chỉ đang lún sâu vào vòng xoáy kiếm tiền và chi tiêu ngày càng nhiều hơn. Một khi đã phụ thuộc vào một sản phẩm. Sẽ kéo theo sự phụ thuộc vào một chuỗi các sản phẩm liên kết.

via GIPHY

Thức tỉnh là khi ta ý thức được cảm giác thiếu thốn, bất toàn của bản thân. Những tham vọng, căng thẳng, đấu tranh với nhau để chiếm được tiền tài chỉ là ảo tưởng của tâm trí. Là niềm tin bị dẫn dắt bởi số đông. Môi trường sống của hầu hết con người đã trở nên thụ động để ta phải tiêu xài những vật phẩm cơ bản của thời đại. Và cần lao động tương xứng để đổi lại nhu cầu sinh tồn trong môi trường thụ động, gò bó này.

Nhu cầu để con người mạnh khỏe, hạnh phúc thật sự không quá nhiều: đủ ăn, đủ mặc, nơi ở đủ tránh mưa, tránh nắng. Và tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên. Khi con người lao động vừa đủ. Trật tự vận hành của mọi sự trên hành tinh này vốn luân chuyển nhịp nhàng để luôn có đủ mọi điều kiện tốt đẹp cho con người. Chỉ là tâm trí con người đã cần những thứ vượt lên nhu cầu tự nhiên nên mới phải đấu tranh để tồn tại mà thôi.

Đó chính là lý do con người sống trong cuộc đời đầy vất vả và thấy sự sống là khổ sở.

Vì lẽ đó, sự thức tỉnh là lúc ta sẽ không chỉ làm việc để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Để sinh lợi cho mình. Nhưng làm việc còn để tạo ra giá trị giúp ích cho đối tượng khác. Và không cần thiết phải trở nên quá căng thẳng, chạy đua, tranh đấu. Điều đó chỉ khiến cơ thể suy yếu.

Thế nên thức tỉnh tâm linh thực sự là chấp nhận sự ràng buộc của bản thân với vật chất trong sự sinh tồn. Nhưng lựa chọn làm những điều tốt đẹp hài hòa với nhịp vận hành của tự nhiên. Để được tự nhiên nuôi dưỡng lại một cách cân bằng.

Thức tỉnh là thấy được sự diệu kỳ của tạo hóa

Người thức tỉnh không chỉ có khả năng quan sát, chiêm nghiệm nội tâm chính mình, bản tính con người. Nhưng sẽ quan sát và nhận ra sự diệu kỳ, tinh vi của tạo hóa.

Sự thức tỉnh giúp ta thấy rằng, mọi tạo vật trên hành tinh này đều hiện diện có mục đích của nó. Tất cả liên kết với nhau thông qua liên hệ cung cầu để tồn tại. Con người là một phần trong mạng lưới vĩ đại ấy. Mỗi nhân tố liên tục luân chuyển, nhận lấy và cho ra cách hài hòa. Nhờ thế con người sẽ luôn có đủ mọi sự chu cấp cho cuộc sống. Bất kể rối loạn nào sẽ có cơ chế phục hồi lại sự hài hòa đó. Nhằm mục đích chung là giữ cho sự sống trên hành tinh này được duy trì.

Việc con người tích lũy và sử dụng quá mức, vượt lên nhu cầu là đang tạo ra sự rối loạn, phá hủy. Gây mất cân bằng cho sự sống chung. Và những biến động tự nhiên là vận động phục hồi của môi sinh trước sự phá hoại đó của con người.

Sự phát triển nền kinh tế sản xuất, khai phá thiên nhiên, kích thích con người tiêu dùng quá mức. Là xu hướng thiếu khôn ngoan, thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng sự vận hành của tạo hóa. Có thể phải đối mặt với những biến động thiên nhiên gây thiệt hại cho chính con người.

via GIPHY

Sự thức tỉnh tâm linh là sáng suốt với tôn giáo

Người thức tỉnh tâm linh không phải người sa đà vào quan điểm tâm linh huyền hoặc của bất kỳ tôn giáo nào. Họ nhận ra rằng sự mê tín, chú trọng vào những lễ nghi, hình thức vốn chỉ là tâm lý bị dẫn dắt, thiếu ý chí tự chủ và do nhận thức giới hạn của con người.

Những vị thầy trong bất kể tôn giáo nào cũng không nỗ lực truyền dạy đạo lý chỉ để lấy được sự tin tưởng, thờ cúng của con người. Nhưng bất kể là chúa Giêsu. Đức Phật, Khổng Tử, Mạnh Tử,….. thì mục đích cuối cùng của họ chỉ là dẫn dắt chúng ta tới trạng thái sáng suốt. Trở nên thức tỉnh. Nhìn thấu mọi việc và quan sát được bản chất của mọi thứ. Sống một cuộc đời tự chủ, ý nghĩa, khôn ngoan.

Thức tỉnh tâm linh giúp ta mở rộng nhận thức và thấy được chân lý cốt lõi của vị thầy nhân từ. Mục đích đều giống nhau. Sự khác biệt chỉ do suy diễn bởi tâm trí giới hạn, ích kỷ, hơn thua của con người. Các vị ấy đều đáng tôn kính. Và dù ta lựa chọn học hỏi từ vị nào. Thì cuối cùng phải là để chính tâm trí ta được chuyển hóa, sáng suốt và thông tuệ trước sự sống ở ngay thực tại này.

via GIPHY

Thức tỉnh là nhận ra mục đích sự sống

Từ những chiêm nghiệm và sự quan sát với mọi khía cạnh cuộc sống. Người thức tỉnh tâm linh sẽ nhận ra được mục đích cuộc sống của con người.

Cơ chế hoạt động của vô thức. Sự vận hành của tạo hóa. Sự dẫn dắt lẫn nhau trong đời sống. Tạo ra vô vàn những tình cảnh khác nhau. Đều nhằm mục đích là để mọi sinh mệnh được trải nghiệm. Rồi hiểu về tâm trí chính mình. Tất cả những mối liên hệ của ta với bất kể ai mang đến niềm vui hay nỗi đau đều là sự hợp tác để tất cả được trải nghiệm sự sống đầy sinh động trong thân xác này. Để hiểu về chính mình. Và ngày thêm tiến hóa.

Vì mục đích sự sống chính là trải nghiệm ở hiện tại. Nên càng kiếm tìm những lý tưởng ở phía trước, càng khiến con người phải chạy đua và hoang mang về cuộc đời.

Quan trọng hơn hết là khi thức tỉnh tâm linh, ta biết dừng lại để chiêm nghiệm và quan sát cuộc sống. Từ đó, mỗi người sẽ thấu suốt được nhiều vấn đề khác nhau sau từng trải nghiệm của chính mình. Thấu hiểu được các khía cạnh khác nữa của đời sống sinh động này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *