Tại sao Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới?

vì sao Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới

Đạo Thiên Chúa là nhóm tôn giáo lớn nhất trên toàn cầu. Chiếm gần ⅓ dân số thế giới. Trong đó, số tín đồ Công giáo là 1 tỷ 360 triệu tính đến năm 2020. Mặc dù đạo Công giáo có lịch sử phát triển chỉ cách đây gần 2000 năm. Trước đó đã có rất nhiều tôn giáo phát triển trên khắp thế giới. Vậy tại sao Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới? Có thể phát triển nhanh chóng và lớn mạnh đến như vậy?

Không hẳn đạo Công giáo có chân lý rực rỡ nhất về Thiên Chúa. Nỗ lực truyền đạo của các tu sĩ không ngơi nghỉ. Đem đạo đến những vùng quê hẻo lánh là một trong những lý do. Nhưng dưới đây sẽ là nguyên nhân sâu xa của việc này.

Nội dung chính

Tại sao Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới?

Chính là do niềm tin trong đạo Thiên Chúa là phù hợp với tâm lý của đám đông nhất. Người ta dễ bị thuyết phục và đồng ý với những điều giống với tâm trí, lối sống và bản tính của mình. Đó là những bản tính sau:

Coi khổ sở là lối sống đương nhiên

Từ xa xưa, con người đã luôn coi cuộc đời là bể khổ. Chúng ta đều được thế hệ trước truyền lại những niềm tin tiêu cực về cuộc sống. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận sự tươi đẹp trong vài khoảnh khắc. Và hầu hết thời gian ta đều bị ám ảnh với sự khổ sở, vất vả, lo toan.

Thế giới này muốn có ăn thì phải khổ, muốn có tiền là phải khổ, phải vất vả. Muốn tới được vinh quang sẽ tốt hơn nếu họ trải qua đau khổ. Nhờ thế người ta sẽ xứng đáng hơn để được tôn vinh.

Những người sống trong thảnh thơi, tự do, hạnh phúc. Là những người cần phải bị nghi vấn. Đó là dấu hiệu của sự bất thường.

Khổ sở, vất vả là cách sống cho thấy bạn là người bình thường. Cuộc đời cơ bản là một bể khổ.

Khi sinh ra một đứa trẻ, ta luôn ước những đứa trẻ được an vui, an nhiên, hạnh phúc. Nhưng thứ ta dạy chúng thì lại không giống như vậy. Những người lớn đã bao phủ những đứa trẻ để chúng tin rằng thế giới ngoài kia là khổ sở. Cuộc sống là vất vả. Và những hành trang trong tuổi thơ dường như là để chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với sự khổ sở trong tương lai đang đón chờ.

Ta dạy con trẻ nhìn nhận những vấn đề xảy đến theo chiều hướng tiêu cực. Phóng đại lên thành nỗi đau.

Vấp phải một cục đá nhỏ, cũng sẽ phải trách móc, xót xa. Đổ lỗi cho cục đá, cho ai đó khác. Một điều kiện sống đơn giản, kém dư giả là không hạnh phúc, viên mãn. Không đáng sống. Và phải cảm thấy bất hạnh mới là đúng đắn.

Chúng ta thậm chí không được hạnh phúc khi người khác đang còn khổ. Làm sao ta có thể rong chơi trong khi người khác đang chết đói. Ngay trong khoảnh khắc vui vẻ ta phải thấy mặc cảm và kìm chế lại.

Những đứa trẻ bị bắt buộc phải lao vào con đường học tập đầy khổ sở để mong được thoát khổ. Coi vật chất là lối thoát duy nhất của khổ sở.

Chúng sẽ không hề thoát khổ dù có đạt được nhiều vật chất thế nào đi chăng nữa. Vì cái niềm tin về cuộc sống khổ sở đã ăn sâu vào tâm trí qua từng ấy năm được thôi miên. Có những người tưởng chừng đã có được tất cả của cải, nhưng họ thường vẫn khổ sở. Họ vẫn chìm trong cảm giác thiếu thốn, lo toan vì lòng tham thì không hề dừng lại.

Khổ là một niềm tin được tôn thờ âm thầm trong bản năng của toàn nhân loại. Chẳng ai nói ra. Nhưng đó là thứ đang xảy ra bên trong mỗi người.

Tâm lý khổ sở ăn sâu hình thành lên những bản năng, thói quen, tính cách. Mà con người tưởng đó là chân lý. Là thứ đương nhiên phải có.

Cứ gặp một chút bất trắc thì coi đó như một hố sâu của cuộc đời. Cứ thua kém người khác một chút thì đó là nỗi nhục nhã. Cứ đánh mất thứ gì thì đó là một sự mất mát, bất hạnh lớn lao.

Có những thứ có thể không gây ra những vấn đề nghiêm trọng như chúng ta tưởng. Chính cái bản năng của tâm trí hình thành trong quá trình sống đã phóng đại cho chúng là éo le, đáng thương, khổ đau, tủi nhục, bất hạnh.

Cái tâm trí ấy tạo nên niềm tin của cả nhân loại. Tạo nên cả một nền văn minh đầy lo toan, vất vả, khổ sở, đấu tranh, mưu mô, giành giật, thù hận,….

Bản năng ấy chính là lý do tại sao Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới. Có được sự tin theo của số đông con người trên thế giới. 

Hãy xem chúng ta đã khắc họa đức thế tôn của chúng ta như thế nào. Cách chúng ta vẽ lên Giêsu dường như chính là chúng ta đang khắc họa con người mình lên ngài.

Hình ảnh cây thánh giá đại diện cho đau đớn và khổ sở.

Giêsu dường như luôn trong sự buồn bã, lo âu với thế giới. Một cơ thể tươm máu, một cây thánh giá nặng trĩu trên cơ thể gầy gò, nỗi kham khổ in dấu trên khuôn mặt. Thể hiện như ngài ấy đang mang toàn thể gánh nặng của thế giới. 

Vì tin rằng là sống thì phải khổ nên chúng ta bị thu hút và đồng cảm với hình ảnh của chúa Giêsu mà nó khổ sở như chính tâm trí của chúng ta.

tại sao Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới

Giêsu đã tới để nhận mọi lỗi lầm của con người lên bản thân ngài ấy. Dường như là người phục vụ vĩ đại nhất. Hy sinh chịu đớn đau thay cho nhân loại.

Có lẽ người ta sẽ không bị thu hút nhiều đến vậy, nếu Giêsu là người luôn trong khuôn mặt rạng rỡ, hạnh phúc, tận hưởng cuộc đời.

Ngài ấy phải hạ mình, dấn thân vào đau thương của thế giới để đồng cảm với số phận con người.

Vì một tôn giáo hạnh phúc không thể nào phù hợp với người luôn thấy cuộc sống là khổ tâm, cực nhọc, gánh nặng.

Hình ảnh một đấng cứu thế với hàng động hạ mình, xả thân mới xứng đáng được tôn vinh và tin tưởng.

Con người thường cảm thấy được an ủi khi có ai đó khổ sở hơn mình. Niềm vui của chúng ta thậm chí là dựa trên những nỗi đau của người khác.

Luôn sống ở tương lai – tại sao Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới

Cuộc sống của con người dù trong cảnh nghèo khó hay đã có nhiều tài sản. Họ thường không hề cảm thấy hài lòng với những gì đã có. Chúng ta luôn cảm thấy có điều gì đó cần theo đuổi, cần đạt tới hay chinh phục. Vì lẽ đó, chúng ta luôn sống trong cảm giác thiếu thốn và bất toàn.

Thậm chí, những người đã có cơ ngơi hơn người, thì họ vẫn luôn chìm trong cảm giác thiếu thốn. Lòng tham khiến họ phải liên tục đặt ra những mục tiêu mới. Hay có tiền tài sẽ lại thấy bản thân mình thiếu tình cảm, thiếu sức khỏe. Vì thế ít khi nào họ cảm thấy sự hạnh phúc và cảm giác viên mãn được kéo dài.

Con người luôn chạy theo và tin rằng đích đến cuộc sống chỉ có thể là ở tương lai.

Và thế là quan điểm về một tương lai tươi đẹp trên Thiên đường của đạo Công giáo đã cộng hưởng được cái phong cách sống ở tương lai đó của con người.

Đạo Công giáo đã khắc họa và hứa hẹn về một Thiên đường hoàn hảo, viên mãn ở tương lai. 

Cuộc sống hiện tại dường như chỉ là tạm bợ. Là một chặng đường nhỏ bé. Thế nên, ta hài lòng với việc chấp nhận cuộc sống hiện tại là những thách thức mà Chúa đặt ra để làm cơ sở phân loại chúng ta ở tương lai. 

Một viễn cảnh tươi sáng ở phía trước sẽ giúp con người ta được thỏa mãn hơn so với việc nói với con người rằng hãy thay đổi chính tâm trí của mình để sống ở hiện tại. Tận hưởng những niềm vui hiện tại.

Những viễn cảnh tương lai giúp người ta được an ủi trước những điều không như mong muốn ở hiện tại. Trước sự bất lực của bản thân với những nỗi lo toan, vất vả, khổ đau ở hiện tại. Mà thật ra chỉ là do chúng ta tự phóng đại vấn đề của mình lên thành bất hạnh mà thôi.

Từ đó, chúng ta chấp nhận mình là những kẻ hèn mọn, kém cỏi, bất toàn ở thực tại mà ta đang nghĩ rằng mình phải như vậy.

Chạy đua và tìm kiếm sự thỏa mãn ở phía trước đã là thói quen ăn sâu vào niềm tin của toàn nhân loại. Vì một phiên bản tốt đẹp, rạng rỡ chỉ có ở tương lai. Và một đời sống viên mãn ở cuối con đường của đạo Thiên Chúa là điều có thể làm hài lòng và trở nên phù hợp với lối sống thích ở tương lai. Luôn trong trạng thái kiếm tìm và chạy đua của con người. Điều đó lý giải tại sao Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới.

via GIPHY

Tin rằng chỉ có trừng phạt mới có được công minh

Con người luôn thấy cuộc sống ở hiện tại là đầy sự bất công.

Trong niềm tin của chúng ta. Mọi hành vi xấu xa đều cần phải trả giá. Bạo lực chỉ có thể xử lý bằng bạo lực. Giận dữ và báo thù trước với lỗi lầm của ai đó là việc đương nhiên.

Thế nên sự trừng phạt của Thiên Chúa trong ngày phán xét sau rốt là điều khiến con người cảm thấy mọi bất công trong cuộc đời được làm cho sáng tỏ.

Một Thiên Chúa là phù hợp và giống với chúng ta khi sống trong giận dữ và trừng trị mọi sự xấu xa cách thỏa đáng.

Ta tin bạo lực chỉ có thể giải quyết bằng bạo lực. Giận dữ chỉ có thể chấm dứt bởi giận dữ. Điều xấu xa chỉ có thể chấm dứt bằng những điều ghê rợn hơn thế.

Thế nên cái quan niệm về sự trừng phạt cũng góp phần lí giải vì sao Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới.

Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới có tốt không?

Thứ nhất

Vì khổ sở chỉ là thói quen mà tâm trí chúng ta đã tự phóng đại lên trước những tình cảnh. Tình cảnh có thể là thật, nhưng sự đau khổ chỉ là ảo giác do ta tự sinh ra.

Sự thật là có những người dù lâm vào tình cảnh mà bạn cho là khổ sở, đáng thương. Nhưng họ không nhìn nhận chúng như vậy. Họ có cách nhìn khác nhờ vào việc kiểm soát được tâm trí của mình.

Thế giới có thể mang đến cho chúng ta những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng chính chúng ta mới là người được quyền trao cho chúng ý nghĩa gì. Là khổ sở hay một bài học để trưởng thành, một niềm vui.

Hình ảnh một Chúa Giêsu khổ nhọc được chúng ta nhấn mạnh, tập trung, làm cho nổi bật lên. Chúng ta nghĩ rằng ngài đang mang nỗi khổ đau của toàn nhân loại chỉ là cách chúng ta tự thêu dệt cho ngài.

Chúng ta lấy cái bản năng, bản tính của mình để cố gắng khắc họa lên một đấng cứu thế cũng phải hành xử như chúng ta.

Người ta có thực sự buồn đau khi đang làm một việc mà ta tin rằng điều đó mang lại hạnh phúc, sự tươi sáng cho cả nhân loại?

Có thể Giêsu đã cười và chào hết thảy những người trên con đường vác thập giá chứ không hề đáng thương như những gì ta đã khắc họa. Có thể ngài ấy đã đến với cái chết với một sự hân hoan, reo vui, rạng ngời vì điều vĩ đại mà mình đang thực hiện.

Ngài ấy đã sống một cuộc đời hạnh phúc, an lạc, tự do. Mặc cho ai cũng nhìn vào và đánh giá ngài thiếu thốn, khổ nhọc, lầm lũi. Trí tuệ và cách nhìn nhận của ngài khác với chúng ta.

đạo Chúa là lớn nhất thế giới

Chúng ta luôn nghĩ về Thiên Chúa và nước của ngài là ánh sáng, niềm vui, hoan lạc, hạnh phúc, sung sướng, viên mãn. Thế mà bạn lại nghĩ cách đến với thượng đế là tìm đến nơi đau khổ, hy sinh, chịu đựng, lo âu, vất vả. Chúng ta phải vác lên vai những thánh giá khổ nhọc như chúa Giêsu thì mới tìm được nước trời.

Thật ra là chính cách nghĩ đó càng khiến bạn đi xa khỏi thượng đế.

Thượng đế được định nghĩa là phúc lạc. Vậy thì bất cứ khi nào bạn chống lại sự vui vẻ, hạnh phúc. Bạn đang chống lại thượng đế. Thượng đế tạo ra con người theo hình ảnh ngài là phúc lạc. Nhưng ta lại dần nhấn chìm mình vào đau khổ. Rồi thấy mình xa cách với Thượng đế phúc lạc ấy.

Bất kể khi nào bạn khổ. Là bạn đang ở trong địa ngục. Bất kể khi nào bạn vui vẻ, bạn đang ở nước trời, ở bên cạnh Chúa.

Thứ hai

Khi con người luôn trong trạng thái kiếm tìm, nghĩ rằng hạnh phúc chỉ ở tương lai thì họ sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được hạnh phúc thực sự. Thấy được những giá trị của hiện tại. Ơn phước kỳ diệu ngay ở những thứ nhỏ bé bên cạnh mình.

Chúng ta cứ sống trong tương lai. Mà chẳng mấy khi nhận thức được thực tại ngay lúc này đây.

Chúa đã tạo ra mọi sự. Và đặt con người chúng ta vào trong những bối cảnh khác nhau. Với những điều kiện sống được chảy liên tục để ta được trải nghiệm. Đó đều là những hồng ân của ngài. Là ơn phước từ nước trời.

Chúng ta nghĩ rằng cuộc sống này chỉ là thách thức của Chúa. Chỉ là những đớn đau ta phải trả giá cho tội lỗi của mình. Thế nên, chúng ta không nhận ra được những hồng ân và sự tốt lành trong sáng tạo của Thiên Chúa ngay bên cạnh mình.

Nghĩ rằng hồng ân Chúa chỉ có ở tương lai. Đó là sự thiếu sót rất to lớn. Đó là lý do chúng ta luôn thấy bất toàn, thiếu trọn vẹn với cuộc sống mà Chúa đã kì công tạo dựng ở ngay bên cạnh chúng ta.

lí do Thiên Chúa là tôn giáo lớn của thế giới

Thứ ba

Chúng ta tin tuyệt đối vào sự trừng phạt, phán xét của Chúa ở tương lai. Vì niềm tin ấy khỏa lấp những sự tủi hờn, bất công, an ủi cái khổ sở của hiện tại. Nó là lối giải thoát cho sự bất lực ở bên trong chúng ta.

Thù hận, bạo lực và trừng trị có thể tạm thời kiến chúng ta được thỏa mãn. Có thể răn đe những điều xấu xa. Nhưng đó không phải là cách sáng suốt để chấm dứt những điều tiêu cực.

Hận thù chưa bao giờ có thể chấm dứt được những bất hạnh. Nó chỉ khiến những nỗi đau, mối quan hệ oan gia trái chủ kéo dài bất tận.

Bạo lực chỉ có thể khiến con người ta có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết mọi bế tắc cuộc sống.

Và Thiên Chúa siêu việt, bao dung, tha thứ chắc chắn không bị giới hạn trong những hình thức cai trị như vậy.

Sự trừng phạt đáng sợ bằng bạo lực chỉ là những sự thêu dệt của chúng ta. Là kết quả ta áp đặt lối nghĩ của mình vào các ghi chép của thánh hiền để phóng đại những hình ảnh ấy lên một cách chủ quan. Và giống với bản tính của chính mình.

Chúng ta đã lý giải các lời dạy của chúa Giêsu và các thánh hiền dưới góc độ hạn hẹp và tâm trí đầy phiền não, khổ sở của mình.

Mặc dù tôn giáo là một trong những môi trường hữu ích để con người tìm thấy sự tươi sáng hơn cho cuộc đời. Nơi có những sinh hoạt tích cực để con người được học hỏi, giao lưu. Nhưng Thiên Chúa càng là tôn giáo lớn nhất thế giới. Lại càng cho thấy cuộc sống con người đang gặp nhiều vấn đề. Đang mắc kẹt trong tâm lý tiêu cực của chính mình. Tìm kiếm sự đồng cảm nơi tôn giáo. Tìm kiếm sự an ủi trước bất lực của bản thân.

Khi con người chưa thoát ra khỏi giới hạn tâm trí mà họ bị mắc kẹt bấy lâu nay. Chưa thấy được bản chất thật sự của Thiên Chúa, của trời, của sáng tạo. Họ vẫn còn đầy yếu đuối và cần nương nhờ một tôn giáo nào đó để bám víu vào. Đạo Thiên Chúa sẽ là tôn giáo dễ dàng thu phục được tâm trí con người nhất. Bởi sự phù hợp với nhu cầu của số đông.

Đó chắc hẳn chưa bao giờ là cách để khiến con người thực sự hạnh phúc một cách lâu dài. Chẳng thứ gì có thể khiến ta hạnh phúc, kể cả thiên đường một cách bền lâu nếu tâm trí của ta luôn có xu hướng nhìn mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực. Bản năng không thấy giá trị của thực tại, sống trong trạng thái kiếm tìm. Không thể dùng bao dung, tha thứ để hóa giải hận thù, tội lỗi.

Chúa có mang cả Thiên đàng đến cho bạn. Thì bạn cũng sẽ không nhận ra nếu sống trong tâm trí tiêu cực ấy.

Chờ đợi Chúa ban một hồng ân đâu đó trong vô vọng, trong tương lai mơ hồ rồi gắng gượng với khổ đau. Thì thay vì vậy, hãy thay đổi tâm trí mình trước để sống một cuộc đời nhẹ nhàng, tự do hơn ở ngay hiện tại. Rồi bạn sẽ biết được chính nơi này đã là thiên đường rồi. Chúa luôn ở bên bạn rồi.

Hy vọng bài viết giúp bạn biết được tại sao Thiên Chúa là tôn giáo lớn nhất thế giới. Và cũng cho bạn một cái nhìn mới để niềm tin vào Chúa thực sự mang lại ơn ích cho bạn ở hiện tại.

Bạn có thể đọc thêm về niềm tin với Thiên Chúa một cách chi tiết cho người thức tỉnh tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *