Tại sao lại quên giấc mơ rất nhanh sau khi thức dậy?

tại sao lại quên giấc mơ

Ai cũng từng có những giấc mơ trong khi ngủ. Trong đó có những câu chuyện rời rạc hay liên kết với nhau. Thông thường, sau khi thức dậy, chúng ta sẽ quên đi phần lớn nội dung của giấc mơ một cách rất nhanh chóng. Và có thể quên hết sạch giấc mơ đó sau một vài ngày. Ngoại trừ những giấc mơ mang lại ấn tượng sâu sắc. Sẽ lưu giữ trong trí nhớ của chúng ta lâu hơn. Vậy tại sao lại quên giấc mơ rất nhanh chóng? Và giấc mơ có phải chỉ là ảo giác.

Nội dung chính

Giấc mơ là gì?

Khoa học tâm lí cho rằng giấc mơ là những mảnh kí ức của con người thu thập một cách vô thức vào não bộ qua năm tháng. Như các thông tin vô tình được não bộ thu nhận qua phim ảnh. Những người lướt qua khi bạn di chuyển,…  Khi chìm vào giấc ngủ, não bộ thực hiện sắp xếp lại các thông tin đó. Và vô tình tạo nên những câu chuyện trong giấc mơ.

Tuy nhiên, đối với quan niệm tâm linh mà nói. Giấc mơ không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên của não bộ. Đó là trải nghiệm của linh hồn bạn trong một dòng thời gian khác. Thế nên mới có những giấc mơ nhìn thấy trước tương lai. Hay thậm chí gặp người chưa từng quen.

Hay gặp lại người thân đã khuất trong giấc mơ. Vì chỉ có thông qua giao tiếp với linh hồn, người đã khuất mới có thể nhắn nhủ các vấn đề, vướng mắc họ chưa giải quyết được qua kiếp sống ấy.

tại sao lại quên mất giấc mơ khi thức dậy
Linh hồn thường rời khỏi cơ thể khi ngủ

Mỗi sinh mệnh con người gồm có 3 phần: thân xác, tâm trí và linh hồn.

Khi mới chỉ là phôi hình thành sau quá trình thụ tinh trong cơ thể người mẹ. Linh hồn bắt đầu nhập vào với thân xác vật lí. Và gắn bó với cơ thể ấy cho đến khi chết đi.

Linh hồn có nhận thức riêng của nó. Nhận thức của linh hồn ở một tầng cao và rộng mở hơn nhiều so với tâm trí. Thế nên việc thích nghi và gắn bó với một thân xác hạn hẹp, với đầy tư tưởng ở rung động thấp không phải là điều dễ dàng cho linh hồn. Đó là điều cần thời gian.

Vậy khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Là lúc linh hồn được thoát ra ngoài, và có những trải nghiệm ở chiều không gian khác. Đó là lúc linh hồn được tự do, được giải tỏa sự bức bối khỏi thân xác sau khoảng thời gian đồng hành cùng cơ thể suốt một ngày. Vậy nên chúng ta mới cần đến xấp xỉ 1/3 thời gian của cuộc đời chỉ để ngủ. Hay đúng hơn là để tạo khoảng thời gian phục hồi và tự do cho linh hồn.

Việc linh hồn bắt đầu thích ứng với cơ thể khi mới sinh ra là điều không hề dễ dàng. Linh hồn cần nhiều thời gian để thích ứng với sự hạn hẹp, nặng nề của cơ thể ấy. Đó là lí do những đứa trẻ mới sinh có xu hướng ngủ nhiều hơn bình thường. Thời gian ngủ sẽ ít dần cho đến khi linh hồn thích ứng hơn được với sự giới hạn của cơ thể ấy.

tại sao lại xuất hiện những giấc mơ
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn để linh hồn có nhiều thời gian thích ứng với cơ thể vật lí

Người có sự tiến hóa về tâm thức càng lên cao. Rung động của tâm trí và cơ thể tăng cao, thanh nhẹ hơn. Người ta sẽ có nhu cầu ngủ ít hơn. Đó là lí do các vị chân tu có xu hướng cần ngủ ngày càng ít đi sau thời gian tu tập.

Và giấc mơ chính là những diễn biến, trải nghiệm của linh hồn trong lúc cơ thể đang chìm vào giấc ngủ.

Vậy tại sao lại quên giấc mơ rất nhanh sau đó?

Tại sao chúng ta lại quên giấc mơ ngay sau khi thức dậy?

Mục đích của cuộc sống vật lí là để sinh mệnh được trải nghiệm những phần của cảm xúc. Để sinh mệnh học được những bài học cuộc sống trong muôn vàn tình cảnh khác nhau. Trở nên tiến hóa và phát triển lên nhận thức cao hơn sau những trải nghiệm của đời sống.

Để trải nghiệm một cách thuần khiết nhất những tình huống của đời sống này. Thì tâm trí con người cần quên đi những kí ức và hoạt động của linh hồn để hoàn toàn trải nghiệm những cảm xúc ấy một cách trọn vẹn. Thế nên những trải nghiệm của linh hồn trong giấc mơ cần được đưa vào vùng lãng quên. Đó là lí do tại sao lại quên giấc mơ một cách nhanh chóng khi ta thức dậy.

Những đứa trẻ mới sinh là ví dụ điển hình của việc này. Đứa trẻ được sinh ra thường sẽ dần quên hết những kí ức về đời sống trước khi gắn bó với kiếp sống ấy. Để đứa trẻ được trải nghiệm đời sống ấy một cách thuần khiết và trọn vẹn. Tuy nhiên, những năm đầu đời, có một số đứa trẻ vẫn có thể nhớ vài kí ức về thời gian trước đó, mang theo khả năng của kiếp sống trước như hiện tượng thần đồng nhỏ tuổi. Thậm chí, có thể nhìn thấy những thực thể thanh nhẹ ở chiều không gian khác.

Trừ trường hợp linh hồn muốn mang đến cho tâm trí và thân xác một thông điệp. Hay nhắc nhở nào đó cần thiết với người ấy. Thì kí ức về giấc mơ sẽ được lưu giữ lại. Thông điệp ẩn trong giấc mơ chính là vấn đề của cơ thể ấy, cần có sự xem xét và giải quyết. Là vấn đề cấp báo của cơ thể. Nên bạn sẽ có những giấc mơ mang lại ấn tượng khó quên. Hay mơ lại giấc mơ cũ.

Khi giải mã được giấc mơ. Bạn sẽ nhận ra vấn đề của tâm trí hay cơ thể mình. Từ đó, có sự lựa chọn phù hợp hơn cho cuộc đời.

via GIPHY

Ví dụ

  • Nếu hay mơ thấy bản thân đang đi trễ. Nhưng bạn cứ loay hoay, mãi không đi được. Có thể là bạn đang lo lắng về việc mình có thể bị bỏ lỡ thứ gì đó, bất an, và cảm thấy bị ngăn trở. Bạn cần tập trung để làm điều quan trọng hơn.
  • Nếu hay mơ thấy con đường tối tăm, mù mịt. Có thể bạn đang gặp khó khăn trong định hướng cuộc sống của mình. Cảm thấy tương lai mơ hồ.
  • Mơ thấy mình đang rơi. Có thể do bạn đang không kiểm soát được chính mình.
  • Mơ thấy người thân bị bệnh, ra đi. Có thể do tâm lí của bạn luôn lo lắng và bất an về tương lai.
  • Nếu hay mơ thấy lửa cháy. Có thể trong lòng bạn có những uất ức mà bản thân đang kìm nén, dồn nén. Đang tạo ra năng lượng độc hại cho cơ thể bạn.

tại sao lại quên mất giấc mơ

Đó là dấu hiệu để bạn nhận ra vấn đề trong tâm lí của chính mình.

Các ví dụ trên chỉ là minh họa. Mỗi người có một đời sống và nhận thức của tâm trí khác nhau. Nên ý nghĩa mỗi giấc mơ sẽ khác nhau. Và người đó phải là người tự giải mã giấc mơ của mình. Bằng việc chiêm nghiệm và tìm ra mối tương quan giữa giấc mơ, các suy nghĩ hiện tại của bản thân, các sự việc đã và đang diễn ra trong cuộc sống.

Linh hồn những người thân của các bạn cũng có thể dùng công cụ là giấc mơ để liên hệ với người sống. Để nhắn nhủ một điều gì đó họ còn bứt rứt, chưa thực hiện xong ở đời sống ấy với người thân.

Các đặc điểm khác của giấc mơ

Linh hồn có đặc điểm có thể phóng phát để tạo ra các mảnh linh hồn. Phân mảnh đó có bản chất là năng lượng.

Lí do của việc, khi bạn có tình cảm với một vùng đất nào đó. Khi rời đi, một phần năng lượng của bạn vẫn vương vấn và ở lại đó. Thế nên bạn sẽ có cảm giác nhớ nhung, lưu luyến về nơi chốn ấy.

Nên nếu các bạn thường mơ thấy một địa điểm hay nơi chốn nào đó. Có thể các bạn có một mảnh linh hồn đang vướng lại hay có kiếp sống ở nơi đó.

Việc kêu gọi và hướng dẫn phân mảnh ấy quay trở về sẽ hữu ích để bạn có được đời sống tập trung và mạnh mẽ hơn. Bằng việc khởi phát mong muốn tập hợp lại các phân mảnh ấy.

Hay quên các giấc mơ

Việc linh hồn thấy trước được tương lai. Những giấc mơ tiên tri, dự báo. Là do đặc điểm phi thời gian của thế giới linh hồn. Và bản chất rung động năng lượng nhanh hơn, thanh nhẹ hơn của linh hồn. (Vì thời gian được tạo ra do sự chuyển động của vạn vật. Nếu không chuyển động, vốn dĩ định nghĩa thời gian không tồn tại.)

Ở thế giới thanh nhẹ của linh hồn. Có thể trải nghiệm một dòng thời gian trước khi cơ thể vật lí trải qua. Hằng ngày con người sẽ có nhiều sự lựa chọn với các tình huống cuộc sống. Với mỗi lựa chọn sẽ dẫn tới dòng thời gian khác nhau. Thế nên nếu lựa chọn trùng hợp. Thế giới vật lí sẽ trải nghiệm những sự kiện mà linh hồn trải qua.

Vì đặc điểm này, các dự báo của giấc mơ có thể không chính xác hoàn toàn. Phụ thuộc vào ý chí, sự lựa chọn của sinh mệnh. (đọc thêm về tự do ý chí).

Tóm lại tại sao lại quên giấc mơ của mình

Giấc mơ là các trải nghiệm của linh hồn, khi thoát ra khỏi sự hạn hẹp của cơ thể. Các trải nghiệm này thường sẽ bị đưa vào vùng lãng quên. Để không gây ảnh hưởng đến những trải nghiệm cuộc sống vật lí của người đó. Đây là lí do tại sao lại quên giấc mơ rất nhanh ngay khi thức dậy.

Khi cần giao tiếp với tâm trí, linh hồn sẽ dùng công cụ là giấc mơ để giao tiếp và truyền tải các thông điệp cần thiết. Để tâm trí giải quyết những vấn đề tổn thương bên trong. Hay tâm lí độc hại của sinh mệnh đó. Nên chúng ta sẽ nhớ được nội dung của các giấc mơ này rõ ràng hơn. Ý nghĩa giấc mơ sẽ khác nhau với mỗi người. Chúng ta phải tự chiêm nghiệm mới có được giải mã phù hợp nhất với chính bản thân mình.

Đọc thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *