Trí huệ và trí tuệ khác nhau như thế nào?

trí tuệ và trí huệ khác nhau thế nào

Trí huệ và trí tuệ là hai khái niệm tưởng chừng tương đồng. Nhưng kỳ thực đây là hai phạm trù rất khác nhau. Trí huệ là cảnh giới tu tập được nhắc nhiều trong Phật giáo. Tuy nhiên, trí huệ không bị giới hạn trong niềm tin tôn giáo. Đây là trạng thái khó để diễn tả bằng ngôn ngữ thông dụng. Nhưng trí tuệ và trí huệ có những điểm khác biệt cơ bản như sau:

Nội dung chính

Thứ nhất

trí huệ và trí tuệ khác nhau ra sao
Ảnh st

Trí tuệ là khả năng của tâm trí. Có thể tiếp thu tri thức của thời đại, của người đi trước để tích lũy kiến thức cho tâm trí. Dựa vào những kiến thức đã có, có thể tư duy lập luận. Hay áp dụng để sáng tạo ra những điều hữu dụng phục vụ đời sống.

Còn Trí huệ là cảnh giới của tâm hồn. Là kết quả của một người có được sau quá trình tu dưỡng tâm hồn. Sinh ra bởi định lực. Khi con người có thể tách bản thân khỏi những phiền não, dục vọng. Không bị chi phối, phụ thuộc bởi tri thức và lối suy diễn thông thường. Tâm hồn họ trở nên thanh lọc và tư duy trở nên độc lập. Qua đó, có thể nhìn nhận mọi vấn đề một cách tổng quan và toàn diện. Thấu suốt bản chất vạn vật.

Sự khác nhau thứ hai giữa trí huệ và trí tuệ

Trí tuệ có được sau quá trình học hỏi tri thức đến từ bên ngoài. Và khả năng tư duy dựa trên những tri thức đã hấp thụ trước đó. Phụ thuộc và thường giới hạn vào thông tin ngoại cảnh. Nên chỉ nhìn nhận một vấn đề dưới góc nhìn giới hạn và chủ quan của cá nhân hoặc số đông. Người trí tuệ thì thường chạy theo và cố gắng nắm bắt những tri thức mới của thời đại. 

Trí huệ là khả năng đến từ bên trong. Có thể định tâm để suy nghĩ, phân tích độc lập với hiện tượng, tri thức bên ngoài. Trí huệ không bị trói buộc bởi tri thức có giới hạn. Nên họ có góc nhìn rộng mở và toàn diện hơn. Thấu suốt nhiều khía cạnh của vấn đề. Thấy được chân lý trường tồn của sự sống trong hiện tượng, sự vật xung quanh. Nhìn ra được mối tương quan của điều mới với điều cũ. Nhìn thấu bản chất của tri thức thời đại mới. Bao hàm cả trí tuệ.

Thứ ba

Người có trí tuệ thường dùng tri thức tiếp thu được, nắm bắt những thứ mới mẻ để giành lợi ích cho bản thân ở trước mắt. Theo đuổi công danh và sự nghiệp cá nhân. Không muốn mình bị thiệt thòi, thua kém người khác. Muốn vượt trội hơn người khác. Được công nhận và sự tôn vinh của người khác. Nên luôn suy tính được mất. Tranh giành, đấu đá với người khác. Thế nên tâm trí đầy phiền muộn, lo lắng, bất an. Tâm trí và cảm xúc phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.

via GIPHY

Người trí huệ không bị lay động bởi sự hơn thua với người khác. Mà tập trung vào phát triển những khả năng của bản thân. Cống hiến giá trị bản thân để làm những điều mang lại lợi ích tốt đẹp và lâu bền cho người khác và sự sống chung. Họ có thể đạt được danh lợi, sự kính trọng của người khác bởi khả năng và sự sâu sắc của mình. Nhưng không mong cầu danh lợi hay cần sự tôn vinh. Không bị lay động bởi đánh giá của người khác hay ngoại cảnh bên ngoài.

Không cưỡng cầu những thứ không thuộc về mình. Không ích kỷ tư lợi cho riêng bản thân. Buông xả được những dục vọng ích kỷ. Nên có thể giữ cho tâm trí được an yên, bình thản.

Thứ tư

Người có trí tuệ thường cố gắng nắm bắt và theo đuổi mọi lý tưởng có lợi cho công danh, sự nghiệp của mình. Luyến tiếc, day dứt với những cơ hội bị bỏ lỡ. Thường cảm thấy khó khăn với sự thay đổi hay điều không như ý nguyện.

Người có trí huệ biết được nhược điểm của bản thân. Hiểu được tâm lý người khác. Có góc nhìn dài hạn hơn. Biết những thứ bản thân không thể làm hay không nên làm. Kiên trì với lý tưởng phù hợp. Nhưng biết khi nào nên dừng lại. Biết trân trọng những thứ đã có. Có thể buông bỏ những thứ không thể nắm bắt. Sẵn sàng điều chỉnh. Chấp nhận và dễ dàng vui vẻ với những sự đổi thay không như dự đoán.

via GIPHY

Sự khác nhau thứ năm giữa trí tuệ và trí huệ

Người có trí tuệ luôn hy vọng cuộc sống và hoàn ảnh bên ngoài thay đổi để làm hài lòng chính mình. Muốn người khác thay đổi như ý của bản thân. Luôn nghĩ những điều tốt đẹp và mục đích cuộc sống chỉ có ở phía trước sau quá trình thay đổi.

Người có trí huệ thường sống và tận hưởng những khoảnh khắc hiện tại. Không cố gắng thay đổi ngoại cảnh, nhưng biết sửa đổi góc nhìn của chính mình với thực tại. Tôn trọng hiểu biết, phẩm chất, góc nhìn của người khác. Nhận ra vẻ đẹp của những điều có sẵn. Tận hưởng và vui vẻ với hành trình.

Thứ sáu

Người trí tuệ thường dùng kiến thức khả năng lập luận của bản thân để thể hiện quan điểm cá nhân với người khác. Muốn có được sự chú ý và thể hiện bản thân.

Người có trí huệ thấu suốt tâm trí của người khác. Biết lắng nghe và góp ý những điều phù hợp từ chính quan điểm của người đối diện.

Sự khác nhau thứ bảy giữa trí huệ và trí tuệ

Người có trí tuệ có cảm xúc phụ thuộc vào ngoại cảnh, diễn biến và những người bên ngoài. Bị cuốn theo ngoại cảnh và đồng hóa bản thân với cảm xúc phát sinh từ ngoại cảnh.

Người có trí huệ không bị dao động bởi ngoại cảnh. Họ có thể vẫn có những cảm xúc nhất định. Nhưng người ấy biết nhận diện cảm xúc, không đồng hóa bản thân với cảm xúc. Mà trở nên độc lập và có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình.

via GIPHY

Thứ tám

Trí tuệ thường là sự kết hợp giữa khả năng bẩm sinh của trí não với tri thức tiếp nhận được qua quá trình học hỏi.

Trí huệ là khả năng có được nhờ quá trình tu dưỡng và giác ngộ tích lũy qua nhiều kiếp sống. Là trạng thái tâm hồn có được sau sự tu tập. Có nhiều phép tu tập để có được trí huệ. Cổ nhân thường nhắc đến 2 pháp tu là ” Văn, Tư, Tu” và ” Giới, Định, Huệ”.

Văn, Tư, Tu: là học hỏi những triết lý của bậc giác ngộ, có trí huệ đi trước. Rồi chiêm nghiệm, thông qua trải nghiệm và sự việc thực tại mà thấu hiểu những triết lý ấy. Từ đó, thấu suốt được nhiều lý lẽ khác trên cõi đời này. Bước vào con đường tu học để đạt tới cảnh giới giác ngộ, đạt được trí huệ.

Giới, Định, Huệ: là giữ những giới luật để cơ thể và tâm trí không bị hấp dẫn, lay động bởi những ham muốn trần tục. Thiền để tâm được thanh tịnh, bình hòa, phát triển nội lực. Rồi chiêm nghiệm những triết lý, hiện tượng cuộc sống. Từ đó, thấu hiểu vạn vật và đạt được trí huệ.

Trên đây là những điểm khác nhau dễ dàng nhận thấy nhất giữa trí huệ và trí tuệ. Mỗi giới hạn của tư duy và trạng thái khác nhau của tâm hồn có thể nhìn nhận hai khái niệm này có những điểm khác biệt riêng. Hy vọng bạn có thể trải nghiệm để rút ra được hiểu biết cho chính mình.

Chân lý không phải là thứ đến từ những người cố định và không thể thay đổi. Chân lý của mỗi người là do chính ta tự chiêm nghiệm và rút ra cho bản thân.

Vạn sự tại tâm. Cảm ơn bạn nhiều.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *