Mất niềm tin vào Thiên Chúa có bị trừng phạt không?

mất niềm tin vào thiên chúa

Nếu bạn đang trở nên mất niềm tin vào Thiên Chúa. Bạn cảm thấy những hoạt động tôn giáo, các nghi lễ hình thức và giáo lý trừu tượng không có giá trị thực tiễn với bạn. Bạn chẳng có cảm nhận gì với thánh thần mà mình tôn thờ. Dường như Thiên Chúa là điều gì đó quá mơ hồ.

Bạn duy trì tôn giáo chỉ bởi sự ràng buộc với gia đình. Hay chỉ vì sợ hãi một sự trừng phạt của Thiên Chúa cho bất cứ ai không tin tưởng ngài. Điều mà ta được dạy từ giáo lý.

Thì các thông tin dưới đây sẽ giúp được bạn thoát khỏi sự hoang mang đó. Có một đời sống và kiến thức tâm linh sáng suốt hơn.

Nội dung chính

Mất niềm tin vào Thiên Chúa có phải trả giá không?

Bắt đầu nhận ra những vấn đề chưa thỏa mãn với giáo lý và các nghi lễ tôn giáo. Thực ra không phải bạn mất niềm tin vào Chúa. Mà đúng ra phải là, bạn đang mất niềm tin vào tôn giáo mà mình đang theo đuổi.

Tôn giáo thường tuyên bố rằng sẽ đưa chúng ta trở về với Thiên Chúa. Nhưng những điều tôn giáo làm thì có vẻ ngược lại. Bằng cách cố gắng gán ghép cho thần linh những đặc tính chi tiết. Lý giải các quan điểm, dụ ngôn hay thần thoại một cách chủ quan. Tôn giáo đang khiến cho con người ngày càng rời xa và tách mình khỏi Thiên Chúa.

Cảm thấy mơ hồ và bắt đầu băn khoăn với những điều mà mình bị tiêm nhiễm vào tâm trí suốt thời gian vừa qua. Bạn đang tự đặt mình vào một cơ hội. Để có động lực thực sự dùng trí tuệ và trái tim của bản thân để hiểu Thiên Chúa là gì. Thoát khỏi sự mê muội của đám đông. Và có được tri thức đúng đắn hơn về Thiên Chúa. Một cơ hội có được sự thông tuệ. Và thấy giá trị thực tiễn từ tâm linh.

Không phải để bạn bỏ đạo. Đó là điều không cần thiết. Nhưng là nhận ra sự thật và những chân lý sự sống. Thực sự hiểu được Thiên Chúa là ai? Nhận ra nhịp điệu vận hành của tạo hóa ngay bên cạnh mình. Rồi biết cách sống trọn vẹn, ý nghĩa và tốt đẹp thực sự.

Nhưng không phải ai cũng đi tới được trí tuệ. Với mỗi thông tin, bạn cần sáng suốt chọn lọc. Để tránh rơi vào những điều mê muội khác khiến bạn trở nên tiêu cực hơn.

Bạn không cần đi quá xa với đạo Thiên Chúa thì mới tìm ra chân lý. Những thông tin, sự trí tuệ trong các bài giảng của Chúa Giêsu và thánh hiền vẫn vô cùng giá trị, đầy đủ để bạn có được tri thức và sự thông hiểu sự sống. Chỉ là do cách lý giải thông thường thiếu đi sự sâu sắc, liên kết và đầy đủ mà thôi.

Dù có mất niềm tin vào Thiên Chúa thì cũng không khiến bạn phải trả giá một cách đáng sợ nơi địa ngục như quan niệm của chúng ta. Vì những lý do sau:

Thứ nhất: 

Niềm tin được phổ biến trong Thiên Chúa giáo đang khiến chúng ta hoang mang về bản tính của Thiên Chúa. Một mặt chúng ta tôn thờ Chúa là đấng yêu thương, bao dung, nhân từ. Nhưng chúng ta lại cho rằng ngài tạo ra những hình phạt ghê rợn, đáng sợ nơi địa ngục để khiến những đứa con ngỗ ngược phải trả giá đời đời kiếp kiếp.

Bằng cách thêm thắt vào giáo lý những hình dung mang tính chủ quan. Bởi những hiểu biết hạn chế, và khả năng giới hạn, chúng ta gán ghép cho thần linh những đặc tính giống với những vị vua chúa thủa xưa. Mà khiến Thiên Chúa có vẻ trở thành một thế lực đầy giận dữ, trừng phạt, báo thù. Đó là cái niềm tin âm thầm trong tâm trí của đa số chúng ta.

Chúng ta nghĩ rằng chỉ có sự trừng phạt bằng bạo lực sau sự phán xét của Chúa mới là cách duy nhất để tạo ra sự công bằng cho cuộc sống. Rằng Chúa đang hằng ngày dõi theo từng người để phán xét và quyết định thưởng phạt trước mỗi hành vi của chúng ta. Nhưng chính cái suy nghĩ ấy là bạn đã giới hạn cái trí tuệ và khả năng của Thiên Chúa đầy thông tuệ và quyền năng mà bạn đang tôn vinh rồi. 

Sự sống vẫn đang vận hành một cách công minh theo quy luật mà đấng sáng tạo đã đặt vào. Không phải lúc nào cũng cần đến sự trừng phạt bằng bạo lực. Cố gắng dùng bạo lực để giáo dục một đứa trẻ chưa bao giờ là cách sáng suốt để tạo ra những con người tốt đẹp thực sự. Bạo lực chỉ khiến đứa trẻ vâng lời trong sợ hãi. Và có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết mọi bế tắc.

Thiên Chúa không tạo ra địa ngục. Đọc thêm tại đây.

thiếu niềm tin với Chúa

Lý do thứ hai mất niềm tin vào Chúa thì không bị trừng phạt

Gây ra nỗi sợ hãi bằng quan niệm về sự trừng phạt của Thiên Chúa, chỉ là cách chúng ta nghĩ ra để tạo thành khuôn khổ cho những con người có ý thức còn non yếu. Giống như cách vận hành luật pháp của nhà nước.

Tạo ra sự răn đe, ban đầu cũng giúp định hình con người sống theo một khuôn khổ nhất định. Giúp mỗi người biết sống tử tế, tránh làm hại đến những người xung quanh. Có niềm tin bền vững vào tôn giáo. Đó là điều mang lại kết quả tốt đẹp ở một phương diện nào đấy.

Tuy nhiên, niềm tin dựa trên nỗi sợ hãi thì chưa bao giờ là một đức tin chân thành cả.

Khi đã có trí tuệ. Đã có kinh nghiệm qua muôn vàn biến cố sự sống. Có cái hiểu biết đúng đắn về thế giới tâm linh và Thiên Chúa. Người ta sẽ tự có đức tin chân thành với Thiên Chúa từ trái tim và cảm nhận thực tiễn.

Đồng thời, những nỗi sợ hãi được phóng đại lên cũng nhằm mục đích duy trì hoạt động của tôn giáo. Để khuyến khích con người đến với nhà thờ một cách thường xuyên. Đây là điều không chỉ diễn ra ở đạo Thiên Chúa. Nhưng là niềm tin được sử dụng để duy trì hầu hết mọi tôn giáo trên thế giới.

Lý do thứ ba mất niềm tin vào Chúa thì không bị trừng phạt

Cách chúng ta tôn thờ Thiên Chúa, đang biến ngài thành một vị thần đầy bất an, bất toàn. Trông chờ tình yêu và sự tin tưởng của con người. Trong khi chúng ta tôn vinh ngài là đấng toàn năng, có thể tạo ra mọi sự. Ngài tạo ra được mọi thứ ngài cần. Kiểm soát mọi ngóc ngách nơi trần thế. 

Để con người dấn thân vào sự sống theo những cách khác nhau đều có ý nghĩa riêng của nó. Chúng ta tôn thờ Chúa là đấng uy quyền, kiểm soát toàn vũ trụ. Ngài tạo ra mọi sự. Nhưng niềm tin của tôn giáo lại biến Chúa thành một vị thần giới hạn, đã mất kiểm soát, rồi để con người đi sai hướng. Phải chiến đấu để ma quỷ không cám dỗ con người. Và ngồi chờ mong chúng ta hoán cải, quay trở về với Chúa bằng cách duy nhất là tham gia vào một tôn giáo. Rồi ca tụng, tin tưởng giáo lý thì mới được ngài tha thứ.

Tôn giáo đang tạo ra những quan niệm và niềm tin vô cùng chủ quan và hạn hẹp. Khiến con người ngày càng mơ hồ và xa cách với Thiên Chúa.

via GIPHY

Thiên Chúa tạo ra sự sống cho mỗi chúng ta không phải là để được con người thờ phượng, yêu mến, sùng bái, tôn vinh, thể hiện uy quyền. Hay cần lôi kéo con người vào một tôn giáo có thờ phượng Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa tạo ra sự sống để con người được trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc ở trần thế này. Rồi biết đúc kết, học hỏi để tâm trí ngày một thông tuệ, hiểu biết. Biết tiến hóa để rèn luyện một trái tim yêu thương, biết bao dung, sẻ chia với nhau.

Ngày càng giống với người cha của chúng ta là Thiên Chúa.

Những nghi lễ, thủ tục trong tôn giáo không phải là một cách để ta được Chúa thương xót, yêu thương hơn, được có tấm vé ưu tiên của Chúa. Nhưng đáng ra phải là công cụ hỗ trợ để chúng ta được dẫn dắt tới con đường chuyển hóa chính mình mà trở nên tốt đẹp qua thời gian. 

Các hoạt động tôn giáo vẫn vô cùng tốt đẹp và mang lại giá trị chuyển hóa nếu ta biết nhìn nhận sáng suốt.

Chúng ta gán ghép những đức tính của chính mình cho Thiên Chúa. Rằng ai ca tụng, quan tâm, thể hiện tình yêu với ngài thông qua lễ nghi. Thì mới được ngài thương xót mà cứu vớt. Đền bù cho những tội lỗi. Và không bị ngài tống vào địa ngục. Đó là đức tính ích kỷ của chính bạn được phản ảnh qua niềm tin tôn giáo mà thôi. Chứ không phải là cách kiểm soát thế gian của Thiên Chúa đầy bao dung, tha thứ, yêu thương, phân minh và cao cả.

Lý do thứ tư mất niềm tin vào Thiên Chúa thì không khiến bạn phải xuống địa ngục

Tin vào Thiên Chúa không khiến bạn có được tấm vé đến được Thiên đường. Tin vào chúa Giêsu cũng không thể khiến bạn được ưu tiên hơn trước mặt Chúa. Mà sự thông hiểu lời dạy của Chúa Giêsu, của các thánh hiền một cách sáng suốt, trí tuệ. Nhận ra những giá trị giúp chính bạn thay đổi, trở nên tốt đẹp, thông tuệ từng ngày. Biết nhìn thấy những ân phước mà mình có ngay tại cuộc sống mới là cách bạn có được hạnh phúc nước trời thực sự. Và là điều làm đẹp lòng Chúa.

Rồi khi bắt đầu hiểu biết cuộc sống bằng trí tuệ thực sự. Bạn sẽ nhận ra Thiên đường là chính tại trần gian này. Chúa chưa bao giờ đuổi con người ra khỏi vườn địa đàng cả. Chỉ có tâm trí chúng ta đã quá u mê mà tách mình ra khỏi Chúa và ra khỏi trạng thái của nước trời.

Việc mất niềm tin vào Chúa không phải lý do để Chúa tống bạn xuống địa ngục. Nhưng chính khi bạn tin rằng Thiên Chúa xa vời với bạn. Sống cuộc sống thiếu đi ý chí tự chủ. Luôn tự dìm bản thân ngập tràn trong những nỗi bất an, sợ hãi, than trách, tủi hờn, đấu đá, tranh đua, mưu mô, khổ sở, luôn tìm kiếm ai đó hay thần linh bên ngoài khỏa lấp cái tâm trí bất toàn của mình, không biết nhận ra những điều mình có. Thì chẳng phải chính bạn đang tự trừng phạt và tống mình xuống địa ngục rồi sao?

Các bài giảng của chúa Giêsu tiềm ẩn những chân lý thực tiễn. Bạn chỉ có thể nhận ra nếu dám phân tích, lập luận khác với cách người ta đang đưa vào não bộ bạn một cách rập khuôn, lý thuyết và chủ quan.

Yêu thương và tin vào Chúa không phải là chăm chỉ đến nhà thờ, đọc kinh, tham dự nghi lễ. Mà bạn phải biết rằng, chính bản thân bạn và những người xung quanh là hiện thân của Chúa. Thân xác này chính là đến thờ của ngài. Chúa chính là mọi sự. Bạn đối xử tử tế, yêu thương mỗi con người đến với mình mới là cách bạn thể hiện tình yêu và niềm tin đích thực với Thiên Chúa.

Chuyển hóa được con người là mục đích duy nhất của bất kỳ vị thần nhân từ hay thánh nhân đích thực nào. Những hình thức thờ phượng sáo rỗng mà không mang lại được giá trị giúp con người tốt đẹp hơn thì đều là điều vô nghĩa.

Rồi đến một ngày, bạn có đủ sự thông tuệ và cái nhìn rộng mở với sự sống. Bạn sẽ hiểu rằng thiên đàng hay địa ngục không phải là đích đến xa vời cuối con đường. Chúng chỉ là một trạng thái của tâm trí. Thiên Chúa cho chúng ta quyền được tự do lựa chọn. Bạn xem cuộc sống là Thiên đường hay địa ngục thì bạn sẽ được tận hưởng trạng thái sống như vậy. Thiên Chúa đang ở ngay tại trần thế này. Vì thế mà nước Chúa không nằm ở đâu xa cả. Nước Chúa đang ở ngay tại nơi ta đang sống. Mà chỉ là do chúng ta không nhìn ra mà thôi. Vì thế kinh lạy cha mới bắt đầu là “Lạy cha chúng con ở trên trời”.

Thiên Chúa có thật không? Tin vào Chúa thì ta được gì?

Mơ hồ với niềm tin vào Thiên Chúa. Thường là cách thúc đẩy con người tìm hiểu kĩ càng hơn các tri thức tâm linh. Là động lực để con người biết nhìn nhận lại những trải nghiệm của chính mình mà nhìn thấy sự thật. Thông hiểu sự sống. Có được trí tuệ. Nhờ thế tránh khỏi những niềm tin mê muội mà đã lấp kín tâm trí bạn bấy lâu nay một cách cố chấp.

Nhưng hãy tìm hiểu một cách sáng suốt, để tránh rơi vào những chiếc bẫy tâm linh khác mà khiến bạn trở nên mê muội hơn. Nhận ra những ẩn dụ trong bài giảng của Chúa Giê su, lời dạy của các thánh hiền bởi cảm nhận và trí tuệ sâu sắc hơn. Cũng đủ để bạn nhận được những tri thức diệu kì của tạo hóa.

Bạn sẽ hiểu được Thiên Chúa thực sự có thật không? Và những điều ta học được từ giáo lý có thực sự phù hợp với bạn.

Bạn mất niềm tin vào Thiên Chúa, vì bạn thực sự chưa hiểu Thiên Chúa là như thế nào? Bạn sợ hãi sự trừng phạt nơi địa ngục, vì bạn đã hiểu sai lạc về địa ngục? Bạn sợ chết, vì bạn thực sự chưa hiểu chết nghĩa là gì?

Tôn giáo đã đi quá xa. Dùng ý kiến chủ quan một cách mâu thuẫn để tạo ra niềm tin cho con người trong tôn giáo của mình. Đã lý giải sự giảng dạy của chúa Giêsu một cách thiếu toàn vẹn.

Sự phóng đại và thêm bớt những ràng buộc đã khiến con người trở nên mê muội hơn là thực sự có được niềm tin và sáng suốt.

Giáo hội không phải lúc nào cũng nói chân lý. Hay chỉ toàn lời của Chúa, của thánh hiền. Bạn cần phân biệt được điều nào chỉ là niềm tin tạo ra sự u mê, thiếu lý trí.

Niềm tin vào Thiên Chúa phải xuất phát từ chính trí tuệ và trái tim của bạn. Chứ đừng là sự u mê trước những điều huyền hoặc. Hay sự sợ hãi trước những viễn cảnh trừng phạt mà con người tự hình dung với nhau.

thiếu đức tin vào Thiên Chúa

Khi quan sát sự sống quanh mình với một chút nhạy bén và kiến thức khoa học. Bạn sẽ thấy rằng sự sống trên hành tinh này được sắp đặt, xây dựng vô cùng tinh vi và phức tạp. Những định luật vật lý đang ngầm vận hành trong thế giới. Cấu trúc tinh vi của cơ thể mỗi sinh mệnh. 

Mọi thứ trên hành tinh và trong vũ trụ vận hành một cách nhịp nhàng. Theo những quy luật mà đến ngày nay khoa học dù đã rất hiện đại nhưng cũng không thể nghiên cứu cho tường tận hết mọi sự.

Chính cơ thể chúng ta có một sự vận hành thần bí mà bản thân bạn không thể kiểm soát và hiểu biết hết được. Nhưng chúng vẫn hoạt động một cách vô cùng diệu kỳ để bạn có thể làm được mọi việc, nhận thức được mọi sự và có trí tuệ.

Tất cả những điều kiện bạn đang được thụ hưởng một cách đương nhiên như không khí, ánh sáng, nguồn nước, thực phẩm từ thiên nhiên…. Dường như là những điều tầm thường. Nhưng chỉ cần một trong số những thứ tầm thường đó ngưng cung cấp cho bạn. Bạn sẽ nhận ra tạo hóa diệu kỳ đã ưu ái ta như thế nào.

Và không có chuyện ngẫu nhiên mà mọi thứ trên hành tinh vô tình phát triển mà tạo ra được điều kiện sống hoàn hảo. Có thể duy trì qua năm tháng một cách tinh vi như vậy.

Tất cả mọi sự trên hành tinh dường như được tạo ra bởi trí tuệ cao cấp. Bởi thế lực thần thánh nào đó một cách âm thầm.

Tôn giáo là cách con người tôn vinh sự diệu kỳ đó của tạo hóa. Mà mỗi tôn giáo gọi bằng những danh xưng khác nhau là Thiên Chúa, là thượng đế, là Allan, là Trời, là Thần linh,…

Chúng ta gọi sự kỳ diệu kì của thế giới mình đang được sống là Thiên Chúa.

Thiên chúa

Niềm tin và sự thờ phượng là nét đẹp thể hiện sự biết ơn và trân trọng của con người với tạo hóa. 

Mất niềm tin vào Thiên Chúa và bắt đầu nhìn lại đức tin hiện tại. Là lúc bạn đang bước vào sự chuyển đổi niềm tin. Thay vì tin vào một Thiên Chúa tách rời, xa vời, giận dữ, giới hạn. Thì bạn có cơ hội để trau dồi niềm tin đúng đắn hơn về thế giới tâm linh. Bạn hiểu được Thiên Chúa chính là mọi sự trong thế giới này. Đầy ưu ái cho mọi sinh linh. Giữ cho sự sống được chuyển vận một cách sinh động và công minh.

Đọc thêm về Thiên Chúa tại đây

Bạn sẽ nhận ra những bí ẩn cuộc sống. Nhìn thấy nhịp điệu vận hành mà Thiên Chúa đang đưa vào sự sống. Mà biết sống một cách khôn ngoan. Được thụ hưởng sự tươi đẹp của thế giới. Mà đấng tạo hóa trao vào thế giới này. Chính là hồng ân Thiên Chúa.

Từ đây, ta thấy mọi tôn giáo đều đang thờ phượng một thế lực tạo hóa như nhau. Chỉ khác ở cách diễn đạt. Khác ở cách người ta lựa chọn vị thánh hiền là Giêsu hay đức Phật, Mohamed,…. Mà giúp họ giải thích cái hiện tượng diệu kỳ của sự sống đang diễn ra. Cách mỗi tôn giáo thêu dệt thêm cho những hiện tượng này.

Nếu có trí tuệ và sự thông hiểu. Bạn sẽ thấy mọi con đường của tôn giáo đang đều dẫn đến một niềm tin duy nhất mà thôi. Những lời dạy của các vị thánh hiền đều có thể bổ sung cho nhau để có được trí tuệ toàn vẹn hơn. Và đều nhằm chuyển hóa chính bản thân con người.

Việc cố chấp với niềm tin độc đoán, và kỳ thị với tôn giáo khác là điều thiếu bao dung và sự hiểu biết.

Nếu có sự tìm hiểu tôn giáo khác. Bạn cần biết chọn lọc. Tập trung vào giá trị chuyển hóa bản thân. Chứ đừng tiếp tục u mê với những hình thức mê tín khiến bạn dễ mê muội.

Và cuối cùng thì, niềm tin là vẻ đẹp đến từ tâm hồn và trí tuệ của mỗi người. Bạn sẽ nhận ra bạn không nhất thiết phải phụ thuộc vào bất kể tổ chức nào để có được sự tiến bộ, tốt đẹp cho chính mình. Các tôn giáo chỉ là một trong những con đường có thể hữu ích để bạn thông hiểu sự sống. Trở về với chính mình mà thôi.

Hy vọng các lý giải trên đây giúp bạn có đường hướng trong sự mơ hồ khi mất niềm tin vào Thiên Chúa.

Chúc bạn sáng suốt, có được tri thức đúng đắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *