Luân hồi trong đạo Thiên Chúa

luân hồi trong đạo thiên chúa là

Luân hồi là quan điểm mà Thiên Chúa giáo chưa bao giờ công nhận. Hội thánh chủ trương cuộc sống trần gian của con người chỉ gói gọn trong một kiếp sống. Một người sống cuộc đời duy nhất của mình thế nào sẽ quyết định vận mệnh đời đời của người ấy. Luân hồi trong đạo Thiên Chúa là quan niệm không được giáo hội cho phép tồn tại. Nhưng Chúa Giê su chưa từng khẳng định sự sống vật lí chỉ gồm một kiếp sống. Hơn thế trong các bài giảng của ngài, cũng chứa không ít các dụ ý. Mà có thể đang ám chỉ về luân hồi.

Nội dung chính

Những điều chưa sáng tỏ khi không tin luân hồi trong đạo Thiên Chúa

Đạo Thiên Chúa lấy lời giảng của chúa Giê su và trích lược Do Thái giáo để hình thành lên bộ giáo lý. Tuy nhiên, những ghi chép về lời giảng của chúa Giê su không hề khẳng định là con người chỉ có một đời sống duy nhất. Hay có thể là, những ghi chép đã bị thất truyền. Chúng được biên tập, được làm cho phù hợp với quan niệm của mỗi thời cuộc. Chính vì sự không rõ ràng này, cộng với quan niệm về luân hồi làm ảnh hưởng đến chủ trương mà giáo hội mong muốn hướng tới. Nên giáo hội luôn bài trừ và phản đối luân hồi ở đạo Thiên Chúa.

(Đọc thêm về điểm khác biệt của giáo lý với kinh thánh tại đây)

1. Sự thật đời sống cho thấy nhiều điều bất công

Tuy không tin vào luân hồi. Người đạo Thiên Chúa lại không thể trả lời rất nhiều bất hợp lí trong đời sống. Rằng tại sao mỗi chúng ta đều là con cái của Chúa, nhưng có người lại được sinh ra trong sung sướng, có người lại phải sinh ra trong nghèo khó, đau khổ? Có người được Chúa cho sinh ra khỏe mạnh, lành lặn? Người lại sinh ra với khiếm khuyết cơ thể? Có sự công tâm không khi Thiên Chúa trao cho mỗi người xuất phát điểm khác nhau như vậy khi sống ở trần thế này?

luân hồi trong đạo thiên chúa
Những đứa trẻ sinh ra với xuất phát điểm khác nhau

Người ta cố gắng giải thích rằng, khi có sự giàu có và sung sướng ở trên trần gian. Thì khi chết đi, sẽ khó được lên thiên đàng. Giàu có thì dễ tội lỗi và ích kỷ. Còn người nghèo khó thường sống khiêm nhường hơn. Nên khi chết đi, nước trời thường sẽ mở ra dễ dàng đối với họ hơn. Như dụ ngôn về tên ăn xin Ladaro và người phú hộ giàu có. “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn việc người giàu có lên được thiên đàng”. Để cố gắng chứng minh sự bất công của đời sống vật chất sẽ được trả lại cho công tâm sau sau cái chết.

(Đọc thêm Sự thật về Thiên đàng, địa ngục tại đây.)

Không thể đánh đồng rằng ai giàu có cũng dễ tội lỗi và có nhân cách kém hơn. Ai nghèo khó thì trong sạch hơn. Mỗi tầng lớp con người đều có người này người kia. Chúng ta luôn biết rằng, nơi ta đến được sau khi chết không phải do số tài sản ta có, mà chủ yếu do nhân phẩm của chính chúng ta.

Vì thế, những giải nghĩa kinh thánh khiến chúng ta trở nên bối rối và mù mờ. Trông chờ vào một cuộc sống hạnh phúc đâu đó trên Thiên đàng sau cái chết. Rằng những thiệt thòi, chịu đựng của bản thân sẽ được bù đắp lại sau cái chết.

Chúng ta coi cuộc sống là những thánh giá cần phải gánh vác. Là những thách thức mà Thiên Chúa đặt ra để đánh giá nhân phẩm của bạn. Để cuối cùng bạn được trả lại tất thảy những thứ đó bằng một đời sống viên mãn, sung sướng trên Thiên đàng. Mục đích sống tối cao của con người lúc này là hướng tới sự sống sau cái chết.

Có cái lạ là, tuy biết rằng chết đi có thể chấm dứt những thử thách đau khổ của cuộc đời. Được trả lại cho công bằng. Được Chúa đón vào lòng. Nhưng khi cận kề cái chết, sắp chạm được mục đích sống duy nhất của cuộc đời. Người ta lại luyến tiếc cái thân xác phù phiếm, đầy lầm than này. Liền van vái tứ phương, chạy thầy, chạy thuốc. Để mong được tiếp tục vác cái thánh giá nặng nhọc ấy.

2. Mục đích của cuộc sống trở nên khó hiểu khi không tin luân hồi trong đạo Thiên Chúa.

Sự sống liệu chỉ là những thử thách khổ đau gian truân, là những thánh giá cần phải vác hằng ngày. Mong muốn của Thiên Chúa liệu có phải muốn những đứa con của mình phải coi chúng là những kẻ tội lỗi, yếu đuối, lầm than. Cần phải khóc lóc ăn năn, phải sùng bái Thiên Chúa, thì mới được ban thưởng bằng sự thụ hưởng trên Thiên đàng.

Việc có xuất phát điểm chênh lệch trong cuộc đời là điều làm chúng ta cảm thấy bất công, bối rối. Việc phán xét nhân cách của một người trong một kiếp sống ngắn ngủi để phân định cuộc sống mãi mãi về sau. Là ở trên thiên đàng hay địa ngục lại càng khiến chúng ta thấy đây là điều có gì đó hết sức sai trái.

Nếu chúng ta chỉ có duy nhất một kiếp sống. Vậy thì Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống vật lí với mục đích gì? Thật sự chỉ để trải nghiệm một lần cho biết. Để thử thách con người. Để đánh giá nhân cách chúng ta ở trần gian thế nào. Rồi xếp loại vào địa ngục, luyện ngục hoặc thiên đàng đàng hay sao?

Và quan điểm luân hồi có vẻ giúp chúng ta gỡ rối được vấn đề này một cách khá hợp lí.

Vậy thì, hội thánh chối bỏ luân hồi trong đạo Thiên Chúa có quá cứng nhắc và bỏ lỡ điều gì không?

luân hồi ở đạo thiên chúa

Chúa Giê su đã từng dụ ý về nhiều kiếp sống như sau:

Ga 6:20-58

Tổ tiên chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc. Như có lời chép. “Người đã cho họ ăn bánh từ trời”.
Đức Giê su đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu. Mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực. Vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống. Bánh đem lại sự sống cho thế gian”.
Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy”.

Khi được hỏi về tổ tiên đã ăn bánh trên sa mạc. Nhưng khi trả lời, chúa Giê su không trả lời là “tổ tiên các ông” mà là “các ông” ăn bánh từ trời.

Là một đấng quân minh, sáng suốt. Mỗi câu nói của Chúa Giê su đều hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc. Không thể có chuyện chúa Giê su đã sai xót khi gọi tên như vậy. Nếu không muốn nói là, chính các ông là sự tái sinh, luân hồi của tổ tiên các ông vậy.

luân hồi đối với đạo Thiên Chúa
Ảnh churchofjesuschrist.org

Vậy thì

Có thể luân hồi là điều mà chúa Giêsu đã nhắc đến. Nhưng việc truyền lại lời chúa có sự thất truyền. Việc giải nghĩa các dụ ngôn của Giê su còn quá cứng nhắc.

Và thật ra thì, những gì chúa Giê su không nhắc đến, thì cũng không có nghĩa rằng chúng là điều hoàn toàn sai trái.

Biết rằng dụ ngôn của ngài hàm chứa nhiều ý nghĩa. Giáo hội thì luôn cố gắng lí giải những bài giảng theo chủ trương của những người lãnh đạo. Nên các dụ ý về luân hồi, của việc có nhiều kiếp sống có thể đã bị bỏ qua.

Và hơn thế, tin vào luân hồi đối với đạo Thiên Chúa không có nghĩa là mất đi niềm tin với Thiên Chúa. Hay làm mất đi giá trị các chân lý của đạo Công giáo. Tin vào luân hồi không có nghĩa là trở nên tội lỗi, bất kính hay xúc phạm Thiên Chúa.

Thiên Chúa là đấng yêu thương vô điều kiện và từ bi vô lượng. Nhưng tiếc là các hình dung trong niềm tin của con người về Thiên Chúa lại không như vậy. Thiên Chúa trong tâm trí con người trong cách hiểu hiện tại, có vẻ giống một ông vua với vô vàn luật lệ hà khắc. Chỉ có thể dùng sự trừng phạt để thể hiện công minh và quyền uy vô cùng giới hạn và bạo lực. Luôn trông chờ, mong muốn sự sùng kính, thờ lạy của con người. Yêu thương và tha thứ có điều kiện. Luôn bất an, thiếu thốn tình yêu từ chúng sinh. Đó là cách hiểu về Thiên Chúa hết sức giới hạn mà chúng ta đang vận hành trong giáo lý.

Các phân tích về luân hồi được giải nghĩa trong các dụ ngôn hay lời giảng của chúa Giê su cũng có rất nhiều điểm cho thấy chúa Giê su ẩn ý nói về các kiếp sống khác của một người như video bên dưới.

Hội thánh chối bỏ luân hồi vì quan niệm về sự thưởng phạt sau cái chết bị ảnh hưởng. Niềm tin về sự phán xét sau cái chết là niềm tin căn bản tạo nên các quy chuẩn. Những giới hạn cho con người. Tạo ra nỗi sợ hãi để con người hạn chế các hành vi tiêu cực trong đời sống. Là điều thúc đẩy con người có sự siêng năng trong việc thực thi các nghi lễ, bí tích.

Tuy nhiên, niềm tin tạo ra từ sự sợ hãi chưa bao giờ là một đức tin chân thành. Mà nó xuất phát bởi trái tim và trí tuệ của mỗi người. Sự sợ hãi chỉ có thể tạo nên sự mê tín một cách thiếu ý thức mà thôi.

Đó là lí do, đa số con người ngày nay đi đến nhà thờ, nhà thánh không còn là để kết nối với Thiên Chúa, với thần linh. Nhưng chỉ đến với cái tâm hình thức, như một nghĩa vụ cần hoàn thành. Để bản thân được yên tâm hơn trước sự giận dữ của Thiên Chúa.

Người ta cũng không còn đến với thánh lễ để học được cách tự chuyển hóa chính mình mà thay đổi cách sống của bản thân. Nhưng chỉ đến để cầu xin những lợi lạc, một viễn cảnh Thiên đàng nào đó được đổi chác bằng sự chăm chỉ với các lễ nghi.

Khi thực sự trí tuệ rộng mở và hiểu biết đúng đắn hơn về Thiên Chúa. Người ta sẽ không còn cần có sự sợ hãi mới có thể đặt trọn đức tin với Thiên Chúa nữa.

Và tôi tin rằng, Thiên Chúa ban sự sống cho mỗi chúng ta không phải để con người sùng bái, tôn vinh uy quyền của ngài. Mặc dù sự tôn kính là hết sức đẹp đẽ. Hay tạo ra sự sống để đánh giá nhân phẩm đứa con của mình. Nhưng là để con người thông qua vô vàn những trải nghiệm chân thực của sự sống trong thân xác. Nhận ra được những điều tốt đẹp, những hồng ân đang lan tràn khắp trần thế này.

Vì trải qua những bất thường. Người ta mới thấy được giá trị của sự bình thường. Trải qua đau ốm người ta mới trân trọng những lúc bản thân mạnh khỏe và tự làm được mọi điều. Trải qua cay đắng, ngọt bùi người ta mới biết sự sống này thật sinh động và đáng sống. Một đứa con được bước ra cuộc đời trải nghiệm đủ các cung bậc cuộc sống. Chúng mới trở nên thực sự trưởng thành, khôn ngoan, trí tuệ và sâu sắc.

Qua những trải nghiệm chân thực, con người sẽ tự thấy được sự công minh đã được Thiên Chúa cho vận hành trong mọi mặt của đời sống. Và thấy rằng, thiên đàng hay địa ngục không phải là nơi ta chỉ có thể đến sau khi chết. Nhưng chính chúng ta được chọn sống như Thiên đường. Hay sống trong dằn vặt, khổ sở như địa ngục ngay tại hạ giới này.

Chúng ta trở nên tốt đẹp không phải mục đích là để được Thiên Chúa công nhận. Được ban thưởng cho sự sống trên Thiên đàng sau cái chết. Cuộc sống không phải là những thách thức đặt ra để thử lòng con người. Cũng không phải là sự chịu đựng để rồi vượt qua đó thì được lên nước trời.

Người chọn tốt đẹp chỉ để được ban thưởng. Sẽ rất khác với người chọn tốt đẹp bởi một họ có trí tuệ, thông hiểu quy luật mà Thiên Chúa đang cho vận hành trong sự sống trần thế này. Một người tin vào Chúa chỉ vì sợ hãi một Thiên Chúa giận dữ, xét đoán. Sẽ rất khác với một người tin vào Chúa vì họ có một hiểu biết đúng đắn, có cảm nhận thực sự với Thiên Chúa.

Và Thiên Chúa là một người cha khôn ngoan, yêu thương sẽ thật sự hạnh phúc khi đứa con của mình biết tự làm chủ cuộc sống một cách sáng suốt, trí tuệ. Chứ không muốn những đứa con trở nên yếu đuối, hèn mọn, thái độ phụ thuộc, chờ đợi được ban thưởng.

luân hồi trong đạo Công giáo nên hiểu thế nào

Mục đích của sự sống là để chúng ta được hoàn thiện chính mình. Ngày càng giống với người cha là Thiên Chúa.

Thiên Chúa không phải ở đâu đó xa xôi trên Thiên đàng. Ngài là toàn bộ mọi thứ trong vũ trụ này. Thiên Chúa ở ngày chính trong mỗi người chúng ta. Chúng ta đang ngự ngay bên cạnh ngài đây thôi. Và thế giới này chính là vườn địa đàng từ bao lâu nay. Chỉ có tâm trí ta tự nghĩ mình xa cách ngài. Sống ở thế giới tươi đẹp này với tâm trí như sống trong địa ngục. Không nhận ra những ơn phước nhỏ bé ngay bên cạnh, mà cứ tìm kiếm hồng ân ở tương lai vô định.

Và không bỗng dưng, kinh lạy cha được bắt đầu với “Lạy cha chúng con ở trên trời”. Vì chính chúng ta được chọn sống cuộc đời với thái độ như đang trên nước trời ngay ở trần thế này.

Vì thế, mục đích của cuộc sống không phải là viễn cảnh xa xôi sau cái chết. Mà chính là sống một cuộc đời ý nghĩa mọi phút giây một cách có ý thức.

Sự luân hồi làm sáng tỏ ý nghĩa sự sống

Luân hồi không chỉ là niềm tin của đạo Phật giáo. Đó còn là niềm tin của nhiều tôn giáo khác, của những người tin vào luật nhân quả. Tin vào luật hấp dẫn và tự do ý chí.

Luật luân hồi giúp người ta lí giải được nguyên nhân sự khác biệt giữa những người được khi sinh ra ở những hoàn cảnh khác nhau. Vạch xuất phát khác nhau. Bởi đó là mối liên hệ với những kiếp sống trước đó. Với ý thức lựa chọn trải nghiệm tiếp theo của sinh mệnh nối tiếp quá khứ.

Sống qua nhiều kiếp, trải qua muôn kiếp nhân sinh với vô vàn những bài học. Với cả đau thương, mất mát, vui vẻ, ghen tức, ấm ức, bần hèn hay giàu sang, là người tốt hay kẻ xấu….Vô vàn cung bậc cảm xúc, và trải nghiệm. Hiểu được chính những hành vi của bản thân đang tạo ra thực tại tiếp theo. Nhận ra những thứ tốt đẹp nhất không phải ở cuối con đường. Nhưng thấy được vẻ đẹp của mọi thứ đang được Thiên Chúa ban cho ngay bên cạnh mình.

Để qua đó, tâm thức của sinh mệnh trở nên tiến hóa, khôn ngoan, trí tuệ. Chủ động lựa chọn sự đạo đức, tử tế và bao dung. Vì người đủ trải nghiệm đều biết rằng, thái độ ấy sẽ mang lại cho họ thực tại tươi đẹp trong tương lai. Mọi điều bạn đang có ở hiện tại đều là thứ xứng đáng. Và là thứ được tạo ra để cho bạn cảm nghiệm. Là cơ hội để bạn được ngày thêm tiến hóa.

Tin vào luân hồi, người ta bớt nhấn chìm bản thân trong tâm lí nạn nhân. Đổ lỗi cho thần linh. Nắm trong tay thế chủ động với cuộc đời. Biết tự chuyển hóa chính mình trở nên tốt đẹp và được sống như ở thiên đàng ngay tại trần thế này.

Thiên Chúa không hoàn toàn kiểm soát sự sống của con người. Đó lí do ngay từ sơ khai, ngài cho Adam và Eva được tự do quyết định cuộc sống của mình trong vườn địa đàng. Nếu ngài muốn mọi sự luôn tốt đẹp theo ý mình thì ngài có thể không tạo ra cây trái cấm. Cũng có thể ngăn việc ông bà ăn trái cấm lại, hay không để ma quỷ lộng hành ở trần gian này. Quyền năng của Chúa hoàn toàn có thể làm được những chuyện đó.

Và với trí tuệ cao cấp của Thiên Chúa. Luân hồi và sự vận hành của nhân quả, chính là công trình vĩ đại, khôn ngoan để tạo ra công minh, công bằng cuộc sống. Và qua đó khiến một sinh mệnh được trở nên thông thái, hiểu biết, trưởng thành và tốt đẹp thực sự.

Tin vào luân hồi cũng không nhất thiết cứng nhắc với quan điểm rằng có sự chuyển sinh qua lại giữa thân thể con người và động vật.

Cũng có rất nhiều bằng chứng về việc thực sự có nhiều kiếp sống. Hay có những người với khả năng thấy được các kiếp sống khác của mình.

Luân hồi trong đạo Chúa nên được phân tích kĩ lại. Nhằm mục đích chuyển hóa cho con người cách thiết thực. Tạo nên niềm tin vào Thiên Chúa cách chân thành.

Kết luận về luân hồi trong đạo Thiên Chúa

Luân hồi tuy là quan điểm không được giáo hội chấp nhận. Nhưng Chúa Giê su cũng chưa từng chối bỏ luân hồi. Cũng không có bài giảng nào để cho thấy con người chỉ có một kiếp sống ở trần gian. Chính vì vậy luân hồi trong đạo Thiên Chúa cũng nên được xem xét, phân tích kĩ lưỡng.

Việc chỉ có một kiếp sống và quyết định nhân phẩm của một con người qua một kiếp sống khiến hầu hết chúng ta cảm thấy sự thiếu công minh. Lập luận này khó có thể khiến tư duy thông thường của con người hiểu được mục đích của đời sống.

Việc tin hay không tin về luân hồi phụ thuộc vào nhận thức và nếp sống của mỗi người. Bất kì niềm tin nào khiến cuộc sống của bạn được hạnh phúc, an nhiên. Biết tự chuyển hóa chính mình, không mê tín một cách dị đoan, thiếu sáng suốt, thiếu hiểu biết. Không quá phụ thuộc vào thần linh. Chấp nhận với những điều đang có ở hiện tại. Bỏ bớt tính tham lam. Điều gì khiến bạn trở nên yêu thương. Biết chia sẻ với những người anh em, gia đình xung quanh một cách chân thành. Biết quay về với tâm linh, nuôi dưỡng linh hồn thì đó luôn là niềm tin phù hợp với bạn.

Mong bạn có thể bỏ bớt những ảo ảnh của sự sợ hãi mà tìm tòi, học hỏi. Trở nên ngày càng hiểu biết và sáng suốt.

Mọi sự mâu thuẫn xảy ra chỉ là do chính bạn chưa có được trái tim bao dung. Chưa có được trí tuệ rộng mở mà nhìn nhận được mọi mặt của sự việc mà thôi.

Vạn sự tại tâm, chúc bạn có một niềm tin chân thành!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *