Chúa Giêsu chết trên thập giá có thật là để chịu tội thay con người?

Chúa Giêsu chết trên thập giá như thế nào

Giáo hội Thiên Chúa giáo hằng năm đều lấy một ngày vào khoảng tháng tư, để tưởng niệm cái chết của chúa Giêsu. Chúa Giêsu chết trên thập giá được vinh danh là để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, tội lỗi của con người có lầm lạc đến độ, phải dùng cách thức hy sinh cuối cùng như vậy hay không?

Nội dung chính

Chúa Giêsu chết trên thập giá có phải để cứu con người khỏi tội lỗi không?

Chúa Giêsu đã có 1 đời sống ở thế gian để hỗ trợ và giúp chúng sinh thấy con đường thoát khỏi cuộc sống lầm than và khổ sở. Nhưng sự cứu độ của ngài có phải là chết đi để chịu tội thay cho con người? Chịu trừng phạt thế thân cho chúng ta trước sự phán xét của Thiên Chúa hay không? Ta cần xem xét vài điều sau:

1. Thứ nhất

Con người không quá lầm lỡ đến độ, ngài phải thất vọng mà cần dùng đến cách thức cuối cùng. Là hy sinh chúa Giêsu để làm tấm vé vớt vát cho những lỡ lầm của chúng ta.

Đấng sáng tạo chưa từng mất kiểm soát với chúng sinh, để cho ma quỷ tự do cám dỗ ta phản bội lại ngài. Tất cả vẫn hoạt động trong giới hạn. Theo những quy luật mà nó âm thầm vận hành khắp mọi ngóc ngách cuộc sống. Ở đó, mỗi sự việc diễn ra là những điều phục vụ cho sự trưởng thành, hoàn thiện và tiến hóa của con người.

via GIPHY

Thứ ta coi là tội lỗi cần phải được chúa Giêsu hy sinh để cứu vớt trong khẩn thiết. Chưa chắc đã là điều đáng nguyền rủa, phải trừng trị.

Thậm chí, những người đã từng trực tiếp treo Chúa Giêsu lên thập giá. Đánh đập, bạo hành ngài cách man rợ. Ta tưởng chừng họ là những kẻ xấu xa, ác độc, mất nhân tính. Cần trả giá cho sự phạm thượng, mù quáng của mình. Phải ăn năn mà tin vào chúa Giêsu thì mới được thứ tha.

Nhưng ở góc độ của Thiên Chúa, rõ ràng chính họ là những người hỗ trợ Chúa Giêsu có thể hoàn tất được sứ mệnh của mình. Và chính họ đã chung tay cùng chúa Giêsu cứu được nhân loại. Nghĩ rằng họ chỉ đáng nguyền rủa, bị trừng phạt. Là do ta đang nhìn ở một góc độ rất hạn chế. Chính Chúa Giêsu đã khẩn nguyện để họ được tha thứ.

chúa giêsu chết trên cây thập tự

Mở rộng góc nhìn, sẽ giúp ta thấy được điều mà người khác không nhìn ra được. Hóa giải những cảm xúc tiêu cực.
Cái trí tuệ ấy chính là thứ giúp ta có được sự bao dung. Đó chính là con đường để cuộc sống giảm bớt sự nặng nề và khổ sở.

Thiên Chúa ắt hẳn cũng bao dung với con người như vậy. Thật ra, mọi thứ xảy ra trong cuộc sống này đều vận hành trong những giới hạn. Mức độ ý thức của mỗi người trưởng thành tới đâu sẽ đối mặt với một số tình huống, gặp một số người xấu xa và tốt lành phù hợp để qua đó được phát triển theo thời gian.

Và nếu ta tin mọi sự là sắp đặt của Thiên Chúa. Thì vốn dĩ chẳng có thứ gì quá lầm lỡ để ngài phải trừng phạt con mình trong đau xót. Phải hy sinh Chúa Giêsu chết trên thập giá để cứu chúng ta khỏi chính kế hoạch của ngài cả.

Những thứ tốt đẹp, hay xấu xa, tiêu cực xảy đến đều do mức độ trưởng thành của từng người mà xuất hiện. Những biến cố, nỗi đau cuộc sống chính là những cú huých đau đớn khiến ta buộc phải quay trở về chính mình. Để thay đổi những ý niệm đầy cố chấp, tiêu cực nào đó ở bên trong. Mà nó đang trở ngại cho sự trưởng thành của ta.

Vì mục đích Chúa tạo ra sự sống này là để con người được trải nghiệm mà ngày nên hoàn thiện.

  • Với ý thức của số đông con người, thì chúng ta thường chỉ đạt được sự khôn ngoan. Có nội lực vững mạnh một khi ta đã trải qua sự bấp bênh, những cơn bĩ cực của cuộc sống.
  • Để có được lòng vị tha. Chúng ta thường phải gặp ai đó đem đến cho ta sự mất mát, tổn thương.
  • Để hiểu được yêu thương thế nào là vô điều kiện. Chúng ta thường phải đồng hành với những người không trân trọng mình.
  • Để biết quý trọng những gì mình có. Đôi lúc cần có ai đó lấy mất đi của ta những thứ nhất định. Trải qua những ngày bất thường. Ta mới nhận ra giá trị của một ngày bình thường. Trải qua những đêm đen. Ta mới biết được thế nào là ánh sáng,….

via GIPHY

Những người tưởng chừng đang gây hại ta. Ở góc độ linh hồn, sẽ thấy thực sự họ đang giúp ta thấy được cái khiếm khuyết, chưa hoàn thiện của chính mình. Để ta rèn luyện bản thân trở nên trưởng thành, hướng đến sự tốt lành qua thời gian.

Những hành vi, ý nghĩ tiêu cực sẽ khiến bản thân phải chịu cảm giác dằn vặt, bất an, cắn rứt, dày vò. Chính trong cảm giác đó, ta phải đau khổ như bị trừng phạt ở địa ngục. Hơn thế, ý nghĩa tiêu cực sẽ dẫn ta tới những tình huống đau khổ, mất mát khác mà bản thân ta trở thành nạn nhân. Để ta phải học được rằng, hành vi xấu xí của mình là thứ thiếu sáng suốt và không nên lựa chọn.

Rồi qua bao nhiêu thăng trầm. Sẽ đến một ngày chúng ta hiểu rằng, bình an chỉ có thể tạo ra bởi lối sống thiện lành, chủ động, thấu suốt và tử tế. Nhờ thế ta dần trở nên ngày một giống Chúa.

Tất cả những người trí tuệ, những vị thánh hiền, bậc thầy vĩ đại đều hiểu được quy luật tâm trí ấy. Đó là lý do, họ đều chọn sống với sự thiện lành, vị tha, bình dị và khiêm nhường. Vì đó là lựa chọn khiến họ được thực sự tự do, an lạc và hạnh phúc. Đó mới là sự trưởng thành đích thực mà tất cả con đường ánh sáng sẽ đi tới.

Thứ hai

Vì lẽ đó, chẳng ai có thể chịu tội thay cho những hành vi của ta cả. Những lỡ lầm của chúng ta đã gây ra đều phải do chúng ta tự chịu trách nhiệm. Vì hành trình trưởng thành là thứ ta phải tự vượt qua mới có thể thực sự tiến bộ.

Được chúa Giêsu chịu trách nhiệm thay. Hay khi đơn thuần tin vào việc chúa Giêsu chết trên thập giá một cách hình thức mà không có sự chuyển hóa bên trong. Sẽ không thể khiến ta một bước từ yếu đuối, tội lỗi, non nớt, kém cỏi. Được nên hoàn thiện, trí tuệ, thiện lành, giống với cha mình và xứng đáng với nước trời.

Chết thế thân cho một ai đó chỉ là thứ xuất hiện trong những tiểu thuyết cổ trang xa xưa. Lý tưởng chết đi để thế tội cho người khác không phải điều một đấng anh minh, sáng láng nên làm để giúp cả nhân loại thực sự nên tốt đẹp. Nó có vẻ chỉ là sự khắc phục hậu quả cuối cùng. Và không giải quyết được mầm mống, gốc rễ sự tội lỗi, xấu xa trong con người.

Những người chứng kiến ở thời đó có thể phát sinh cảm xúc đau xót tạm thời từ sự hy sinh đớn đau của chúa Giêsu. Và bỗng thấy bản thân nên xem xét lại sự lên án nhẫn tâm của mình. Nhưng vốn dĩ cái diễn biến tâm lý ấy chẳng thể kéo dài.

Thử hỏi, ngày nay làm sao chúng ta có thể đồng cảm được với cái chết từ hàng ngàn năm trước mà cảm thấy hối hận. Hơn thế, nhiều người còn cảm thấy bản thân vốn chẳng làm gì quá đáng để ai đó phải phi thân chịu tội thay cho mình cả.

Lý do thứ ba

Không có tội lỗi nào là không thể tha thứ dưới sự nhân từ của Thiên Chúa. Chúng ta tôn vinh ngài chính là tình yêu vô điều kiện, là đấng từ bi, nhân ái và sẵn sàng tha thứ cho tha nhân. Sẵn sàng mở tiệc ăn mừng đón đứa con trở về. Sẵn sàng giang tay ôm lấy đứa con dù cho nó có từng tội lỗi, xấu xa, xấu xí thế nào.

Tuy ta ca tụng Chúa là như vậy. Nhưng những sự suy diễn rập khuôn, chủ quan của ta từ những câu chuyện. Lại đang tạo ra một hình tượng Thiên Chúa không giống như vậy.

Trong tâm trí ta, Thiên Chúa có vẻ lúc nào cũng đang trong cơn cuồng nộ, giận dữ, thất vọng, bất an. Ngài đặt ra những thách thức để kiểm tra nhân phẩm ta. Để cho ta có những lựa chọn sai lầm, rồi âm thầm ghi nhận mọi thiếu xót của mỗi người. Bới lông tìm vết để chờ đến ngày phán xét bắt ta đền tội.

Và con người đã đi quá xa trong thách thức ấy đến độ. Ngài chỉ có thể khắc phục hậu quả bằng cách cho chúa Giêsu đi trước, chịu tội thay cho chúng ta. Phải để ngài bị hiểu lầm, ganh ghét của chúng sinh. Phải chịu hành xử trong đớn đau. Treo lên thập giá.

Và rồi, con người chỉ cần rằng chúa Giêsu chết trên thập giá là để chịu phạt thay cho chúng ta. Tôn vinh sự hy sinh lớn lao ấy, mà chúng ta sẽ cầm được một tấm vé ưu tiên. Để được giảm bớt hình phạt vào ngày phán xét, được chúa Giêsu bảo hộ trong sự trừng phạt đầy khắc nghiệt của đấng. Mà ở đây, lại cũng chính là Thiên Chúa. Vị thần đã tạo ra tất cả những thử thách khiến ta lầm lạc và tội lỗi.

Ngài hy sinh Chúa Giêsu xuống thế truyền dạy. Phải chịu chết đớn đau, cuối cùng cũng là muốn con người phải tôn vinh ngài. Thậm chí ta còn cho rằng, ngài độc quyền, bất an và thiếu thốn đến độ. Việc thiếu tôn sùng ngài, không thờ phượng ngài đúng như luật lệ cũng là một tội lỗi đáng phải trả giá hàng đầu.

đức Giêsu chết thập giá

Nếu các bạn đang tôn sùng một Thiên Chúa như vậy. Và bạn đang cố gắng để được nên giống ngài. Thì tôi nghĩ, có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đã thành công rực rỡ rồi đấy.

Con người đơn thuần nghĩ rằng, Thiên Chúa phải hà khắc, độc quyền, giận dữ thì mới tạo ra được sự công bằng cho cuộc sống. Mới chấn chỉnh được hành vi của con người. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ của chính con người chúng ta mà ra. Và liệu điều đó có phải ý tưởng của Thiên Chúa yêu thương và siêu việt hay không? Chúng ta cần phải suy xét lại.

Thiên Chúa đầy khôn ngoan, thông thái và yêu thương có những cách khác để tự con người được thay đổi mà trưởng thành thực sự. Đọc thêm tại đây.

Những suy diễn và hình dung của chúng ta đã đi quá xa so với cách chúng ta tôn thờ Thiên Chúa. Khiến ta chỉ còn thấy cảm xúc sợ hãi với ngài. Thay vì là sự yêu thương, an ủi cho con người.

Đó là những điều không có trong sự thật tối thượng. Mà chỉ có trong trí tưởng tượng của con người.

Vậy công cuộc cứu độ của chúa Giêsu là như thế nào?

Hầu hết chúng ta đã quá tập trung vào luận điểm rằng, công cuộc cứu chuộc của chúa Giêsu chỉ thể hiện ở cái chết trên thập giá của ngài.

Và ít ai nhận ra rằng. Công cuộc cứu chuộc của chúa Giêsu thực ra là suốt quãng thời gian truyền dạy những chân lý, rao giảng phương cách sống. Cũng như làm tấm gương chân thực cho lối sống ấy của ngài.

Ngài không phải là cứu con người khỏi sự trừng phạt của Thiên Chúa sau khi chết. Mà thật ra đang giúp con người thấu hiểu cuộc sống này. Thấy được những phương diện tốt đẹp, tích cực trong đời sống thay vì chỉ biết nhìn vào những khía cạnh tiêu cực mà trở nên u sầu, dằn vặt, đau khổ. Rồi cứ lặp lại những tình huống đau đớn mà không biết cách thoát khỏi tâm lý ấy.

Giúp ta có trí tuệ, bao dung, vị tha, sẻ chia để được an vui, tự tại. Thay vì chỉ biết oán trách, hận thù, thất vọng, tranh giành. Là những cảm xúc chỉ khiến ta khổ đau. “Hãy nhường nhịn nhau và tha thứ cho nhau….: như Chúa đã tha thứ anh em thế nào, thì anh em cũng phải tha thứ thế ấy.”

Ngài giúp chúng ta nhìn ra quy luật vận hành của sự sống này. Để ta biết cách sống thuận theo dòng chảy, mà hưởng được mọi sự thuận lợi. Thay vì cứ vô thức chạy theo đám đông, làm những điều trái với trật tự sống. Đi ngược với dòng chảy. Nên mới dẫn con người đến chỗ khan hiếm, khó khăn, tranh đấu và diệt vong. “Phàm ai đã có, sẽ được cho thêm. Còn ai chưa có, thì ngay cả cái hắn đang có cũng sẽ bị lấy đi”.

chết trên thập giá

Ngài không phải là dẫn ta tới một Thiên Chúa nào đó trên những tầng mây. Ngài nói rất rõ rằng, Thiên Chúa ở trong anh em. Để chúng ta biết quay về chính mình mà rèn dũa sự tốt đẹp tiềm tàng vốn có. Biết mọi người đều là hiện thân của Chúa, nên có thể dễ dàng yêu thương, sẻ chia và tử tế với nhau. Chỉ đáng tiếc là chúng ta đang hiểu điều này theo một hướng khác, nên không thấy được giá trị thực tiễn mà thôi.

Không phải là bảo vệ ta khỏi nguy cơ sa vào hỏa ngục. Nhưng là giúp ta thoát khỏi cái tâm trí đang coi cuộc sống chúa ban chẳng khác nào địa ngục.

Ngài không phải giúp ta được hưởng ân phúc thiên đàng chỉ sau khi chết đi. Mà là giúp ta nhìn ra cái khía cạnh tích cực và tươi đẹp của cuộc sống. Biết trân trọng những thứ đang có. Biết đón lấy hồng ân Chúa đang lan tràn khắp thế gian mà sống cuộc đời trọn vẹn, hạnh phúc như thiên đàng ngay tại hạ giới này.

Hoa huệ ngoài đồng luôn được Chúa cho mặc bộ cánh lộng lẫy nhất. Chim trời chẳng phải làm lụng vất vả, tích trữ vào kho mà luôn được Chúa cho đủ đầy. Một nơi tươi đẹp như thế có khác nào chốn thiên đàng. Con người cũng được Thiên Chúa cho đủ đầy là như vậy. Nhưng chỉ có chúng ta là tự nghĩ mình thiếu thốn. Chạy theo lối sống lầm lạc đến chỗ khan hiếm, tranh giành nhau mà thôi. Đọc thêm tại đây.

Tức là, ngài đang cứu con người thoát khỏi khổ sở, u mê ngay tại cuộc sống ở trần thế này từ sự thay đổi ý thức bên trong.

Cuộc sống an lạc hay đau khổ thật ra cũng đều quyết định bởi ý thức trong con người mà ra. Ý thức chính là gốc rễ dẫn lối hành vi của con người tạo ra hình hài và những tình huống cuộc sống. Quyết định chất lượng cuộc đời.
Không có thứ gì hiện hữu nơi cuộc sống mà chưa từng bắt nguồn từ ý niệm của một ai đó.

Từ đây, ta thấy, lý tưởng thông thái, sáng suốt của Chúa Giêsu chính là bằng cách thay đổi ý thức của con người. Tác động đến cái gốc rễ vấn đề. Giúp con người có những ý niệm tốt đẹp, khôn ngoan từ bên trong. Biết nhìn cuộc sống ở những góc độ rộng mở hơn. Từ đó, dẫn lối thay đổi hiện thực bên ngoài. Đó mới là cách ngài cứu rỗi nhân loại khỏi bể khổ. Và đó mới là ý nghĩa vĩ đại trong công cuộc cứu độ của chúa Giêsu.

Vì sao ngài Giêsu phải chết trên thập giá và sống lại

Cái chết của Chúa Giêsu có ý nghĩa đánh thức con người. Thông qua việc chết đi, sống lại, sự thần thông ấy mà con người sẽ trở nên chú ý hơn. Sẽ chiêm nghiệm nhiều hơn, sẽ bắt đầu có sự chú ý với những điều ngài đã dạy. Bắt đầu thu nhặt ý nghĩa của những dụ ngôn của ngài. Nhờ đó, có nhiều người nhận ra chân lý sự sống từ Giêsu.

chúa Giêsu

Ta sẽ chẳng thể tin một ông thầy chỉ toàn nói suông. Mà không thể hiện được khả năng gì. Thậm chí ta còn chà đạp hay cho rằng những lời dạy đó chỉ là vớ vẩn. Chỉ khi ông thầy thể hiện một khả năng hơn người. Ta mới bắt đầu chú ý. Mới tìm hiểu xem ông ấy đã dạy điều gì. Và điều đó có thể mang lại ích lợi cho ta hay không. Chúng ta trở nên tôn trọng người thầy ấy. Và trân quý điều vị ấy truyền đạt.

Sau sự kiện chấn động chúa Giêsu chết trên thập giá. Và sống lại phi thường. Người ta mới có thể đặt một niềm tin mạnh mẽ hơn đối với Giêsu. Người ta mới quay về tìm hiểu những gì ngài đã truyền dạy.

Từ đó, mà con người được thấm nhuần tư tưởng đúng đắn trong chân lý của Giêsu. Sống theo ý nghĩa cốt lõi trong lời giảng của ngài mà yêu thương nhau, chia sẻ với nhau, biết khoan dung, tử tế. Xây dựng đời sống an vui, hạnh phúc. Thoát khỏi lối sống u mê đầy khổ nhọc cũ.

Đó mới là lúc công cuộc cứu chuộc của ngài thành công. Đó mới là lúc chúa Giêsu cứu được họ.

Ý nghĩa giá trị nhất khi chúa Giêsu chết trên thập giá

chúa Giêsu chết trên cây thập tự

Dù trong cái chết trên thập giá đau đớn. Dù bị treo lên một cách nhục nhã. Ngài Giêsu vẫn thể hiện tình yêu và sự bao dung. Ngài vẫn tha thứ cho những người cố tình đổ tội và hành xử ngài. Không vì những đau đớn mà hận thù, oán trách bất cứ ai. Đây mới chính là điều mà con người cần học hỏi để tự cứu lấy chính mình.

Không phải vì người ta đánh bạn một cái, thì bạn phải đánh lại người ta cho công bằng. Không phải người khác xúc phạm bạn thì bạn phải tìm cách hạ thủ để làm nhục lại họ.

Hận thù chỉ làm tăng thêm thù hận. Tăng thêm những sự oán trách cho nhau. Tăng thêm những mối nhân duyên oan gia trái chủ. Một vòng luẩn quẩn không lối thoát. Hãy để tình yêu thương, sự tha thứ và sự tử tế được lan tỏa, xóa bỏ đi cái ích kỉ của tâm trí. Chấm dứt mâu thuẫn, đau thương. Đó mới là cách bạn được cứu chuộc khỏi những toan tính đầy khổ đau của cuộc sống này.

Đó mới là điều bạn cần thấy khi chúa Giêsu chết trên cây thập tự.

Đối mặt với cái chết không sợ hãi. Và sống lại sau đó, còn giúp chúng sinh hiểu rằng. Sự sống là mãi mãi và chết chỉ là bước chuyển giao để ta tiếp tục cuộc sống ở một dạng khác.

Kết luận chúa Giêsu chết trên thập giá

Chúa Giêsu xác nhận rằng, ngài “đến để phục vụ và phó mạng sống để làm giá cho nhiều người”. Từ một ẩn ý không cụ thể như vậy. Thì cách lý giải rằng, ngài chết để thế thân cho tội lỗi của những người tin vào ngài. Vốn dĩ chỉ là một trong những cách suy diễn, thêm thắt, theo chủ quan của chính con người về sau.

Mục đích cao cả trong công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu chính là giúp con người thấm nhuần những chân lý tốt đẹp mà chuyển hóa chính bản thân mỗi chúng ta. Để giúp tâm trí mỗi người ngày nên trưởng thành, tiến hóa, biết yêu thương, sẻ chia, bao dung, hòa thuận. Có tâm hồn mạnh mẽ, thiện lành. Có linh hồn tiến hóa và trưởng thành.

Chuyển hóa ý thức bản thân là mục đích cuối cùng mà bất kì vị thánh hiền nào cũng hướng con người tới. Những cách thức cầu nguyện, đi lễ, đọc kinh, tu hành, giữ giới luật,… đều thực chất chỉ là công cụ dẫn ta tới mục đích ấy.

Thế nên, dù bạn có tin vào đạo, tin vào chúa Giêsu nhiều đến thế nào. Mà lòng bạn còn đầy ích kỉ, nhỏ nhen, hơn thua, còn tham lam, đố kị. Còn đầy oán trách, mưu man, còn khổ sở, dằn vặt, đớn hèn. Tâm trí gò bó, cố chấp, độc hại. Phân biệt lẫn nhau. Không thể nhờ đức tin mà trở nên tốt đẹp hơn. Có cuộc sống bình an, vui vẻ hơn từng ngày. Thì thật ra chúa Giêsu chết trên thập giá rồi sống lại bao nhiêu lần cũng chẳng thể cứu được bạn. Những cố gắng của ngài chưa có một chút tác động vào cuộc đời bạn.

Ngài đã nỗ lực cứu con người khỏi những nỗi thống khổ với cuộc sống trong suốt quãng thời gian rao giảng của mình.

Tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ từ việc chết đi và sống lại sau đó. Ta tôn vinh và biết ơn công cuộc ấy là điều hết sức tốt đẹp. Tuy nhiên, việc chết đi để chịu tội thay cho chúng sinh trước sự trừng phạt đầy giận dữ của Thiên Chúa có phải cách một vị thần anh minh, sáng láng, siêu việt nên làm hay không? thì chúng ta nên dành chút thời gian chiêm nghiệm cho thấu đáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *